1. Người bình thường nghĩ cách tiêu tiền, trong khi người giàu nghĩ cách đầu tư tiền.
2. Người nghèo
lo hết tiền trong khi người giàu nghĩ
cách dùng tiền để kiếm nhiều tiền hơn. Họ không sợ nợ nần, họ nhận ra rằng
dùng tiền của người khác là một trong những cách nhanh nhất để gia tăng tài sản.
3.Hầu hết mọi
người tin rằng làm việc chăm chỉ giúp bạn giàu có, trong khi người giàu tin rằng
biết cách tận dụng tạo ra tài sản.
4.Người thành
công không trì hoãn. Họ không dành cả
đời chờ đợi “thiên thời” hay chờ đến khi biết tất cả hay hiểu rõ mọi sự.
5. Người bình thường tin rằng có công việc sẽ đem lại ổn định. Người giàu biết rằng không có cái gì là “công việc ổn định”.
6.Hầu hết mọi
người muốn giàu, còn người giàu cam kết
làm giàu. Hai việc này rất khác nhau.
7. Khi có vấn đề
xảy ra, người giàu nhìn thấy bài học,
trong khi người khác chỉ thấy vấn đề.
8. Người nghèo
đặt kỳ vọng tài chính thấp để không thất vọng. Trái lại, người giàu đặt kỳ vọng tài chính cao để họ có động lực.
9. Người thành
công mạo hiểm có tính toán - về tài
chính, cảm xúc, chuyên môn và tâm lý. Nhưng khi họ gây dựng được tài sản, họ mạo
hiểm ít hơn.
10. Người giàu tự tạo thành công cho mình một cách có ý thức
và có phương pháp, trong khi những người khác hi vọng thành công sẽ tìm đến
họ.
11. Người giàu tìm kiếm và thấy cơ hội ở nơi người khác chỉ
thấy rào cản.
12. Người nghèo
và tầng lớp trung lưu tin rằng số mệnh đã an bài với họ. Họ chỉ là hành khách
trên chuyến xe cuộc đời, trong khi người giàu tin rằng họ tự tạo ra số phận của mình. Họ là người lái chuyến xe cuộc đời.
13. Người giàu
và người thành công hợp nhất bản thân với những người chung chí hướng. Họ hiểu
tầm quan trọng của việc là một phần trong một đội ngũ. Họ tạo ra những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
14. Người nghèo
tin rằng tiền sẽ làm họ hạnh phúc hơn, trong khi người giàu biết rằng tiền chẳng liên quan nhiều đến hạnh phúc,
nhưng tiền giúp cuộc sống dễ dàng hơn và thú vị hơn.
15. Người giàu
không đổ lỗi (để làm gì chứ?). Họ chịu
trách nhiệm về các hành động và kết quả (hoặc sự thiếu hành động và kết quả)
của mình. Họ biết không có cái gọi là nạn nhân giàu có.
16. Người nghèo
tin rằng thật sai trái khi một nhóm ít người (1% dân số) sở hữu phần lớn tiền của.
Người giàu chào đón số đông (99% dân số)
gia nhập tầng lớp của họ.
17. Người thành
công không hẳn tài năng hơn số đông, nhưng họ luôn tìm cách tối đa hóa tiềm năng của mình. Họ khai
thác bản thân tốt hơn. Họ dùng những gì họ có một cách hiệu quả hơn.
18. Người nghèo
tin rằng để có thứ gì đó, bạn phải hi sinh một thứ khác. Bạn phải lựa chọn giữa
một cuộc sống gia đình hạnh phúc và nghèo hay tình yêu và nghèo, chứ bạn không
thể có cả hai. Người giàu biết họ có thể
có tất cả nếu họ có tư duy sung túc.
19. Người thành
công tập trung vào giải pháp, thay
vì tìm kiếm vấn đề hay rào cản.
20. Người thành
công cũng sợ hãi như bao người khác, nhưng họ không bị kiểm soát hay hạn chế bởi
sợ hãi. Họ dùng nỗi sợ để tăng sức mạnh
bản thân.
21. Người giàu
thức khuya dậy sớm. Họ biết không có đường
tắt nên họ làm việc chăm chỉ cho đến khi tích lũy một cơ sở tài sản đủ lớn
để không phải vất vả làm việc nữa.
22. Người giàu đặt đúng câu hỏi - những câu hỏi đưa họ
vào tư duy hiệu quả, sáng tạo và trạng thái cảm xúc tích cực. Họ hiểu rằng câu
hỏi đặt ra càng chất lượng, câu trả lời nhận về càng chất lượng và kết quả đạt
được càng chất lượng.
23. Người giàu
có sự rõ ràng và chắc chắn về những gì họ
muốn (và không muốn) trong cuộc sống. Họ mường tượng và lên kế hoạch tương
lai trong khi người khác chỉ hoài nghi với đời.
24. Trong khi
người nghèo tin rằng người giàu may mắn, thì người giàu biết rằng may mắn chẳng liên quan gì đến thành công
của họ. Trong khi người nghèo chờ đợi dãy số trên tờ lô tô của họ lên hình
thì người giàu không mong Thần may mắn gõ cửa mà họ quyết tâm theo đuổi giấc mơ.
25.Trong khi tầng
lớp trung lưu tin rằng con đường đến giàu có là giáo dục chính quy như học đại
học hay thạc sĩ, bạn sẽ thấy nhiều người giàu còn chưa học hết phổ thông. Họ ưu
ái kiến thức đặc thù về ngành nghề hơn là một chương trình giáo dục chính quy.
Họ học cách trở nên giá trị hơn bằng cách trở
thành chuyên gia trong công việc của mình.
26. Người giàu
là những người ham học hỏi cả đời. Họ
liên tục tìm cách giáo dục bản thân, đôi khi theo cách chính quy và học thuật
nhưng thường là bằng cách dân dã như đặt câu hỏi, nghe xem báo đài và cả bằng
thử nghiệm như: làm, thử, thất bại và thử
lại.
27. Người giàu
nhìn chung giàu vì họ kiếm tiền từ việc
bán một kiến thức cụ thể họ học được.
28. Người giàu
và người thành công thấy ly nước đầy một nửa nhưng vẫn thực tế và không viển
vông. Họ có khả năng tìm ra điểm tốt
trong mọi thứ xung quanh hơn là bới móc lỗi sai, vấn đề hay rào cản. .
29. Nói cách
khác... người nghèo tập trung vào rào cản trong khi người giàu tập trung vào cơ hội.
30. Trong khi
nhiều người chỉ thích thoải mái, né tránh khổ cực và gò bó bằng mọi giá, người
giàu hiểu giá trị và lợi ích khi trải
qua những thứ khó khăn mà hầu hết người khác né tránh.
31. Người nghèo
nghĩ người giàu ích kỷ. Người giàu coi
kiếm tiền là nghĩa vụ để họ có thể đóng góp nhiều hơn - một phần bằng cách
trở thành tấm gương tốt nhưng quan trọng hơn là làm từ thiện và giúp đỡ cộng đồng.
Họ biết rằng nếu họ không tự lo cho bản
thân, họ sẽ không thể giúp người khác.
32. Người nghèo
không tin họ xứng đáng giàu có, trong khi người
giàu tin họ đáng
được giàu.
33. Người giàu
và người thành công dễ thích nghi và đón
nhận thay đổi. Họ thoải mái và chấp nhận cái mới, cái lạ trong khi phần lớn
chúng ta là những sinh vật ưa thoải mái và quen thuộc.
34. Người nghèo
thường bất mãn với người giàu và thành công (họ mong thị trường bất động sản
hay cổ phiếu sụp đổ với những người đã làm việc chăm chỉ để đầu tư cho tương
lai). Trái lại, người giàu ngưỡng mộ những
người giàu có và thành công khác.
35. Người thành công không tin tưởng hay chờ đợi
số phận, vận mệnh, cơ hội hay may mắn quyết định hay định đoạt tương lai của
họ. Họ tin tưởng và cam kết tạo ra cuộc sống tốt đẹp nhất cho mình một cách chủ
động và có ý thức.
36. Người nghèo
nghĩ về tiền bằng cảm xúc, trong khi người
giàu nghĩ về tiền bằng lý trí.
37. Người thành công có kế hoạch cho cuộc đời họ
và họ làm việc có phương pháp để biến kế hoạch đó thành hiện thực. Họ lập kế hoạch
trở thành người họ muốn trở thành, trong khi nhìn chung, với người nghèo, cuộc
đời họ là một chuỗi bất cẩn gồm những sự kiện và kết quả không kế hoạch.
38. Người nghèo
thường nghĩ người giàu thiếu thành thật, trong khi người thành công biết người giàu giàu hoài bão.
39. Hầu hết
chúng ta được dạy rằng tiền là nguyên nhân của mọi bất công trên thế gian.
Nhưng tiền đơn giản chỉ là một hàng hóa, nó tốt hay xấu là do quan điểm của ta
về nó. Vì vậy trong khi người nghèo tin rằng tiền là gốc rễ mọi tội lỗi, người giàu biết rằng nghèo khó là gốc rễ của
mọi tội lỗi.
40. Người nghèo
tin rằng tiền thay đổi con người. Người
giàu hiểu rằng tiền bộc lộ con người.
41. Người nghèo
lo rằng nếu giàu có họ sẽ mất bạn bè. Người
giàu tin rằng giàu có mở rộng mạng lưới quan hệ.
42. Người thành công kiên định. Họ chỉ đang
khởi động khi hầu hết mọi người sắp bỏ cuộc.
43. Người nghèo
tin rằng tư duy không liên quan đến giá trị tài sản cá nhân. Người thành công biết tư duy quan trọng đối
với kết quả.
44. Nhiều người
tin rằng bạn phải có học vấn cao và khôn ngoan mới giàu có được. Người thành
công biết thông minh không liên quan nhiều
đến làm giàu, mà cần am hiểu tài chính
45. Người nghèo
dạy con trẻ về tiền bạc bằng cách làm
gương. Thú vị là người giàu cũng làm y như thế.
46. Người thành
công đổi mới thay vì bắt chước.
47. Người nghèo
tin rằng người giàu nên hỗ trợ người nghèo. Người giàu tin vào tự lực cánh sinh.
48. Người thành công liên tục làm việc họ cần
làm, bất kể tâm trạng ra sao. Họ không lãng phí thời gian dừng lại để bắt đầu.
49. Người nghèo
tin rằng phải có tiền mới kiếm ra tiền. Người
giàu biết rằng có thể dùng tiền người khác để làm giàu.
50. Người thành
công xử lý vấn đề và thách thức một cách nhanh chóng và hiệu quả; họ không nhắm
mắt làm ngơ. Họ đối mặt với thách thức
và dùng chúng để tôi luyện bản thân.
51. Người nghèo
gieo rắc vào đầu con trẻ những niềm tin hạn hẹp về tiền bạc. Trái lại, người giàu truyền cho con trẻ những niềm
tin đầy giải phóng về tiền.
52. Người nghèo
dạy con trẻ sống đủ ăn. Người giàu dạy
con trẻ cách làm giàu.
53. Người nghèo
dạy con trẻ hạnh phúc với những gì chúng có. Người giàu dạy con trẻ theo đuổi ước mơ và hướng đến những vì sao.
Người nghèo đặt kỳ vọng thấp để khỏi thất vọng, trong khi người giàu đặt kỳ vọng
cao để có động lực.
54. Người thành
công quản lý cảm xúc hiệu quả hơn hầu
hết những người khác. Họ cảm thấy tất cả cảm xúc như chúng ta nhưng họ không phải
nô lệ của cảm xúc.
55. Người nghèo
giảm thiểu tầm quan trọng của tiền trong mắt con trẻ. Người giàu dạy con trẻ về tầm quan trọng của tiền.
56. Người thành công giỏi giao tiếp và họ
có ý thức giao tiếp.
57. Người thành công an nhiên tự tại. Họ
không tìm kiếm giá trị bản thân từ những thứ họ sở hữu, người họ quen biết, nơi
họ sống hay ngoại hình họ trông ra sao.
58. Người nghèo
nghỉ học hành kết thúc khi rời trường lớp và ưa thích giải trí hơn học hành. Người giàu liên tục học hỏi và phát triển.
59. Người thành công hào phóng. Họ tìm kiếm
niềm vui trong việc giúp người khác thành công.
60. Người thành
công có xu hướng khiêm tốn, họ vui vẻ nhận
lỗi và xin lỗi. Họ tự tin về khả năng của mình, nhưng không tự cao. Họ vui
vẻ học hỏi từ người khác. Họ vui vẻ giúp người khác tỏa sáng thay vì tìm kiếm
hào quang của cá nhân.
61. Người nghèo
không tin vào phát triển cá nhân. Người giàu biết tài sản cá nhân không thể tăng nhanh hơn sự phát triển cá nhân.
62. Người thành
công vui vẻ bơi ngược dòng, làm điều
hầu hết mọi người sẽ không làm. Họ không phải người thích làm vừa lòng người
khác và họ không cần lúc nào cũng được tán đồng.
63. Khao khát
muốn khác thường nghĩa là người thành
công làm những việc hầu hết mọi người sẽ không làm. Họ khác thường vì họ chọn
thế. Chúng ta ai cũng thường xuyên phải đối mặt với những quyết định mang tính
định đoạt cuộc đời. Người thành công đưa ra những quyết định mà hầu hết mọi người
không và sẽ không quyết định.
64. Trong khi
người bình thường cảm thấy bị đe dọa bởi thay đổi, người thành công đón nhận thay đổi.
65. Trong khi
nhiều người bị động phản xạ, người thành công chủ động phản ứng. Họ hành động vì họ phải thế.
66. Người thành
công có sự cân bằng trong cuộc sống.
Mặc dù thành công tài chính, nhưng họ biết “tiền bạc” và “thành công” không
hoán đổi cho nhau. Họ hiểu rằng thành công tài chính thôi không phải là thành
công trong tất cả.
Nguồn: Rich
Habits & Poor Habits
0 Comments