Xưa các cụ có câu” Nhìn mặt mà bắt hình
dong” để nhìn nhận con người qua khuôn mặt trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Nhưng sau thì phải làm
sao để nhận định cho đúng, khách quan đây?
Một câu hỏi thật khó ? Và
giờ đã chúng ta đã có thêm công cụ với DISC
Bất cứ ai trong chúng ta
cũng mong muốn có thể hiểu được những suy nghĩ, mong muốn của người khác để có
thể giao tiếp và làm việc chung tốt hơn. Mỗi ngày chúng ta gặp rất nhiều người,
mỗi người lại có đặc điểm tính cách khác nhau, cách biểu lộ cũng khác nhau, vậy
phải làm sao ta?
“Biết người biết ta trăm
trận trăm thắng.” – Tôn Tử
Bài viết này giải thích
một cách cụ thể về mô hình DISC (Dominance – Influence – Steadiness –
Compliance) dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học William Moulton Marston.
Đây là công cụ đắc lực được các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới tín nhiệm sử
dụng, giúp chúng ta đo lường chính xác 4 đặc điểm cơ bản của con người, từ đó
đưa ra các quyết định đúng đắn khi làm việc.
DISC là
gì?
Lý thuyết D.I.S.C đã bắt
đầu được phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về
lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người
thường). Các cách phân loại tính cách theo DISC mà các đánh giá hiện nay áp
dụng đều xuất phát từ nghiên cứu của tiến sĩ Marston.
Theo lý thuyết D.I.S.C
của Marston, hành vi của con người có thể được phân thành 4 kiểu:
Dominance
(D) – “Thống trị”: những người thuộc nhóm này thường quyết đoán, mạnh mẽ, tự
tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả. Người này
thường hành động nhanh, đi nhanh, nói nhiều, nói nhanh, mặt dễ đỏ khi nói hăng,
hành động tay luôn thẳng, nhanh, thích nói về bản thân hoặc những thứ liên quan
đến bản thân.
Influence
(I) – “Ảnh hưởng”: nhóm I bao gồm những cá nhân hòa đồng, thích xã giao, cởi
mở, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục. Người này có khả năng thuyết phục cao,
thích nói cười, hài hước, năng động, có tố chất sáng tạo, đi nhanh nhưng không
thẳng, hứng thú điều mới lạ, thích trải nghiệm điều mới.
Steadiness
(S) – “Kiên định”: người thuộc kiểu S có tính cách ổn định, điềm tĩnh, hòa nhã,
biết lắng nghe, tận tâm và thận trọng. Người này thường ít nói, nói nhỏ, hơi
ngại rủi ro, sợ đám đông, thích lắng nghe, thích tâm sự, hay quan tâm người
khác.
Compliance
(C) – “Tuân thủ”: ở nhóm C là những người có trách nhiệm, rõ ràng, logic, có
kỷ luật, chính xác và nghiêm túc. Người này ít nói, nói chậm, nhiều khi khó
hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng, chỉn chu, thích ngăn nắp, làm
việc có sắp xếp, logic.
Mỗi cá nhân đều có một
kiểu tính cách chính và đa số các hành vi của họ thường là kết quả từ sự kết
hợp của ít nhất 2 kiểu tính cách nói trên.
Trên thực tế, mỗi người
thì thường thiên về một kiểu tính cách nhưng các dạng tính cách lại khác nhau.
DISC sắp xếp các loại tính cách thành các cặp đối lập. Một mặt chúng ta có cặp
Thẳng thắn (Direct) vs Lòng vòng (Indirect), mặt khác chúng ta có Tập trung vào
công việc (Task Oriented) vs Tập trung vào con người (People Oriented).
Từ đây, việc xác định
tính cách dựa trên DISC được quy trình hóa thành 3 bước:
Bước 1:
Xác định tiêu chí đầu tiên – Chủ động / Bị động
Hãy để ý xem đối tượng là
người chủ động nói lên ý kiến của mình hay phải đợi ta hỏi mới bắt đầu nói.
Hoặc trong câu chuyện, liệu người đó chủ động dẫn dắt câu chuyện hay chỉ trả
lời ngắn gọn rồi thôi. Không chỉ việc nói chuyện, bạn có thể nên để ý tốc độ và
độ chủ động của những công việc khác mà đối tượng làm để từ đó phán đoán.
Bước 2:
Xác định tiêu chí thứ hai – Hướng về công việc / Hướng về con người
Những người có kiến thức
chuyên môn tốt, có khả năng phân tích dữ liệu cứng nhắc một cách hợp lý là điển
hình của người có thiên hướng về công việc.
Ngược lại, người có thiên
hướng về con người lại thường có tính cách hài hòa, trang nhã, rất dễ gần khi
tiếp xúc. Họ không quá giỏi trong việc phân tích sổ sách hay đưa ra những quyết
định quan trọng nhưng bù lại rất quan tâm đến suy nghĩ người khác.
Bạn hoàn toàn có thể đặt
ra tình huống và xem liệu người này có bị cảm xúc chi phối quá nhiều khi quyết
định không.
Bước 3:
Ghép kết quả của 2 bước trên
Sau khi đã kiểm tra và có
được kết quả, giờ là lúc bạn ghép chúng lại và đoán xem người đối diện thuộc
tính cách gì. Sau đây là 4 nhóm kết quả bạn sẽ nhận được sau khi phân tích:
Nhóm 1: Chủ động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm D –
Người thủ lĩnh.
Nhóm 2: Chủ động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm I –
Người tạo ảnh hưởng.
Nhóm 3: Bị động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm S –
Người kiên định.
Nhóm 4: Bị động + Hướng tới công việc: Đây là
dấu hiệu chủ đạo của nhóm C – Người kỷ luật.
Thực hành…
Bạn hãy nghe một câu chuyện và trong
vòng 10 giây bạn có thể nhận diện được tính cách của mỗi người với những gì đã
học và đã tìm hiểu qua bài test disc ở trên không nhé.
A: Cuối tuần anh em gặp nhau uống
cafe nhé.
B: OK tôi đi.
X: Mấy giờ thì đi? mà uống ở đâu đó?
A: Vẫn như cũ đi nha ở The coffee
house.
Y: The coffee house cũng được nhưng
tôi thích đến Thức Coffee hơn, ở đó cà phê cũng ngon mà giá lại hợp lý.
B: Ở đâu cũng được miễn vui là được.
X: Tóm lại hẹn mấy giờ đây?
A: OK, hẹn nhau 9h00 thứ Bảy ở Cường
Thủy Coffee gần nhà thờ Đức Bà nhé.
Nghe đến đây có thể bạn đã nhận ra ai
1 hoặc 2 người thuộc nhóm gì rồi phải không, Bạn có thể dành 10 giây để viết
nhận định của mình ra giấy về tính cách của mỗi bạn thuộc nhóm gì nhé.
Đến đây, chắc chắn bạn sẽ tự hỏi liệu
4 người A, B, X và Y trong cuộc hội thoại trên thuộc nhóm nào? Dựa vào những
thông tin về DISC bạn đã tìm hiểu thì bạn đã biết họ thuộc các nhóm nào không?
Bạn A thuộc nhóm D, vì bạn luôn chủ
động đề xuất, quyết đoán trong lời nói.
Bạn B thuộc nhóm I, vì bạn này thường
không chú trọng lắm tới chi tiết cứ thấy vui và vừa ý là được.
Bạn X thuộc nhóm C, vì bạn ấy quan
tâm tới nhiều tới chi tiết, luôn hỏi kỹ thông tin trước khi quyết định
Bạn Y thuộc nhóm S, vì luôn đưa ra
thông tin hỗ trợ và luôn quan tâm tới những gì tốt cho mọi người.
Kết luận
Các bài trắc
nhiệm DISC có thể được sử dụng cho các lý do khác nhau: từ sự phát triển cá
nhân và đào tạo lãnh đạo cho đến việc tuyển dụng và lựa chọn, báo cáo hồ sơ. Sử
dụng các kiến thức thu được từ phân tích DISC, mọi người sẽ có một sự hiểu
biết tốt hơn về những hành động của bản thân, các đồng nghiệp cũng như khách
hàng của họ, kết quả là mọi người sẽ hiểu rõ hành động của nhau hơn. Họ sẽ đáp
ứng nhu cầu cá nhân của nhau nhiều hơn, vì vậy mà các cuộc xung đột có thể
tránh được hoặc giảm thiểu. Điều này cung cấp cơ sở để tin tưởng và hợp tác
hiệu quả.
Và bạn chưa biết ứng dụng
nó ra sao trong cuộc sống?
Đừng lo nhé.
Mời bạn tải
ebook "ỨNG DỤNG DISC TRONG GIA
ĐÌNH, ĐỘI NHÓM, BÁN HÀNG" tại https://tinyurl.com/wmalcj2 để biết nó làm được
gì, giúp được gì cho bạn trong cuộc sống nhé.
CHIA SẺ BÀI
VIẾT NÀY CHO BẠN BÈ ĐỂ CÙNG THẤU HIỂU, YÊU THƯƠNG NHẠU HƠN NHÉ.
Hãy đọc và cho
Cường biết cảm nhận nào.
0 Comments