Quảng Cáo

header ads

4 loại cảm xúc Chạm tới Trái Tim khách hàng

Nhắm vào nỗi sợ hãi, khơi gợi cảm giác có lỗi, đưa ra lợi ích hay kêu gọi sự đồng cảm chính là 4 loại cảm xúc có thể áp dụng để “chạm” tới trái tim khách hàng

1. Ai cũng có nỗi “sợ hãi”
“Đánh vào điểm chết tâm lý” là một trong những chiến thuật marketing đã được rất nhiều thương hiệu áp dụng. Các thương hiệu cho rằng đây là hình thức thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng một cách mạnh mẽ.


Tại Việt Nam, ví dụ cho việc áp dụng cách thức này có thể kể tới chiến dịch của ChickenFest với câu quảng cáo gây xôn xao một thời gian: “Từ ngày 30/2/2020, KM mua 10 tặng 1, Gà không Cám, Ăn bám núi rừng để quảng bá cho sản phẩm gà đồi nuôi tự nhiên, ăn thóc, ngô, không sử dụng cám công nghiệp dễ gây bệnh béo phì cho chị em thích ăn gà rán. Doanh thu chưa biết thay đổi như thế nào, thương hiệu này đã “đánh trúng” vào tâm lí lo lắng của người tiêu dùng về chất lượng thực phẩm nói chung và gia cầm nói riêng.
2. Khơi dậy lòng trắc ẩn của khách hàng hoặc giúp họ tránh được những lỗi cơ bản.
Cách làm này thường được các thương hiệu sử dụng khá nhiều trong nội dung của những chiến dịch vào mùa lễ hội, nhập học. Ví dụ điển hình là các title dịp Nhập trường của BagChoGu với thông điệp “Cặp chống gù, cho cuộc sống bớt Tù”, học sinh giờ đeo hàng tá sách vở, không cẩn thận hay thiếu để ý chút là dễ bị gù như chơi, sau này rất khó sửa dù có tiền.

3. Khuyến mại ai chả thích.
Khách hàng sẽ chú ý hơn đến sản phẩm của bạn khi họ cầm trong tay một voucher giảm giá hoặc xem được một thông tin khuyến mại hấp dẫn. Nếu hiểu được tâm lý khách hàng và đưa ra được những chương trình khuyến mại phù hợp với họ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhận lại được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, khuyến mại hấp dẫn tới đâu cũng cần được đi cùng với chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” và mất “điểm” trong mắt khách hàng.
4. Khơi gợi tình yêu, sự ủng hộ hoặc phản đối
Một yếu tố khác giúp bạn hoàn toàn có thể “hạ gục” được trái tim của khách hàng đó chính là tạo được sự đồng cảm nơi họ. Có thể nói, các viral clip quảng thường xuyên sử dụng yếu tố này để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến họ lắng nghe thương hiệu. Những viral clip đó thường được thiết kế mỹ thuật sao cho tạo ra cảm giác gần gũi, cảnh vật thân thuộc như những câu chuyện đời thường để làm nổi bật những chủ đề như tình cảm gia đình, tình yêu… Chính sự “đơn giản nhưng sâu sắc” đó của dạng video này lại tạo được sự ủng hộ lớn từ phía cộng đồng.
Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách hàng đưa ra quyết định. Có thể đó sẽ là sự lựa chọn giữa xem/không xem, chia sẻ/không chia sẻ nhưng về lâu dài, đó sẽ là câu chuyện của việc mua hay không mua hàng.
Bản chất của con người đều mong muốn những người xung quanh có cảm xúc giống mình, đồng cảm với mình. Chính vì vậy, để khách hàng của bạn chủ động lắng nghe, tương tác và chấp nhận nội dung về sản phẩm của bạn, hãy đảm bảo nội dung đó phải thực sự  “chạm” được đến cảm xúc của họ.

Nguồn : Internet
>>>Edit by Cường Nguyễn , <<<  từ CuongThuy.com
Xin chân thành Cám ơn Bạn đã quan tâm và chúc Bạn luôn Vui vẻ.