Quảng Cáo

header ads

THIÊN HÀ THỦY

 

1. Tìm hiểu mệnh Thiên Hà Thủy có nghĩa là gì?

a. Khái niệm Thiên Hà Thủy là gì?

Thiên Hà Thủy dịch theo nghĩa Hán văn là nguồn nước sông trên thiên đình. Nhưng thực tế nó là nước mưa mà chúng ta vẫn thường gặp.

b. Mạng Thiên Hà Thủy sinh năm nào?

Những người sinh năm Bính Ngọ 1966, 2026 và Đinh Mùi 1967, 2027 có bản mệnh là Thiên Hà Thủy

c. Vài nét về tính cách người Thiên Hà Thủy

- Đặc trưng cơ bản nhất của những người thuộc mệnh Thủy đó là sự thông minh, trí tuệ, vì trong ngũ đức hành Thủy chủ trí tuệ. Nước mưa hay diễn đạt một cách bóng bẩy là nước Thiên Hà là sự kết tinh của hành Thủy. Kết tinh ở điểm nào. Thứ nhất xét về bản chất vòng tuần hoàn của nước thì hơi nước mỏng manh tinh khiết ngưng tụ tạo thành nên nó không lẫn tạo chất dơ trọc. Thứ hai. Nước của sông Ngân Hà trên thiên cung nó khác với nước ở dưới trần gian ở chỗ cao quý, thánh thiện hơn. Thứ ba. Khi xét về Thiên can, Địa chi ta sẽ thấy can Bính dương Hỏa kết hợp với chi Ngọ dương Hỏa tạo nên thế tương hòa tương đắc sản sinh ra những tài năng lớn. Can Đinh âm Hỏa gặp chi Mùi âm Thổ, gốc sinh cho ngọn nên tiềm tàng một nền tảng phúc đức rất dày. Dựa vào ba lý do trên ta có thể thấy Thiên Hà Thủy không những thông tuệ mà còn có sự hơn người, xuất chúng.


- Nước Thiên Hà tinh khiết, mỏng manh nên những người có mệnh này tính cách, tâm hồn cao thượng, thanh nhã, tinh tế, tác phong cử chỉ lịch thiệp nhã nhặn.

- Thiên Hà Thủy được biết tới với sự cống hiến không toan tính hay đòi hỏi được đền bù, nước thiên hà gội sạch bụi băm trần ai, tưới mát cho cây cối muôn loài. Nhà thơ Đỗ Phủ viết: Kéo nước sông ngân hà

- Rửa binh đao giáp trụ để thể hiện mong mỏi về hòa bình, xóa sạch dấu tích bi thương ảm đạm tang tóc tiêu điều của chiến tranh. Trong cuộc sống những người Thiên Hà Thủy thường là người của công chúng, có đóng góp công hiến lớn lao cho đời

- Nhạy cảm, tinh tế, hay u buồn và tự mâu thuẫn. Bởi bản chất của giọt nước mong manh nên họ cực kỳ nhạy cảm, tinh tế, khi mưa gió càn khôn ảm đạm nên thâm tâm họ mang một nỗi buồn cố hữu về thế thái nhân tình. Can chi Bính, Đinh, Ngọ, Mùi thuộc Hỏa và Thổ tương khắc với nạp âm Thủy nên tâm tư họ nhiều điều mâu thuẫn rất khó lý giải.

d. Vài nét về công việc hợp tuổi Bính Ngọ và Đinh Mùi

- Họ có tư chất trở thành lãnh đạo, quản lý. Một số khác trở thành giảng viên, nghệ sỹ, chuyên gia tư vấn

- Dịch vụ giặt là, hoạt động nông nghiệp cũng là thế mạnh của họ

- Vì đóng góp, cống hiến cho rất nhiều người nên thu nhập của họ rất cao. Tuy vậy, với bản tính thanh cao họ xem nhẹ tiền tài, vật chất.

e. Vài nét về tình cảm nạp âm Thiên Hà Thủy

- Trong chuyện tình cảm họ rất lãng mạn và cũng dễ bị tổn thương vì thế nên tôn trọng yêu thương họ. Nên quan tâm động viên tinh thần họ bằng cách nhẹ nhàng tinh tế và mềm mỏng.

f. Bản mệnh Thiên Hà Thủy hợp màu gì?

Thiên Hà Thủy hợp với màu xanh lục thuộc hành Mộc vì rất tốt với cây cối, còn lại với các màu sắc khác ít nhiều bất lợi.

2. Nạp âm Thiên Hà Thủy hợp kỵ với mệnh nào?

+ Thiên Hà Thủy và Hải Trung Kim:

Hai sự vật vốn không có mối liên hệ, nên sự tương tác giữa chúng mờ nhạt. Xét về hai địa chi Tý - Ngọ xung, Sửu - Mùi xung, Sửu - Ngọ hình hại, Mùi - Tý hình hại, tuy nhiên hai can Giáp Ất thuộc Mộc tương sinh hai can Bính Đinh thuộc Hỏa nên căn cứ vào những điều trên có thể thấy được họ kết hợp sẽ lợi chút ít

+ Thiên Hà Thủy và Lư Trung Hỏa:

Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống lửa tắt, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy

+  Giữa Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc có hợp nhau không:

Thủy sinh Mộc, cây cối trong rừng nhất là cây lớn mừng rỡ khi mưa, đây là nguồn cung cấp nước và dưỡng chất rất tốt cho cây. Xét về thiên can Bính Đinh thuộc Hỏa sinh Mậu Kỷ thuộc Thổ lại càng rực rỡ. Trong thực tế, người Đại Lâm Mộc kiên cường, quân tử, gặp người uyên bác, tinh tế như Thiên Hà Thủy sẽ rất tương đắc. Hai nạp âm này kết hợp thật ăn ý, cát lợi

+ Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ:

Đất ven đường gặp mưa gió tất lầy lội, xói mòn, hư hại. Hai can Bính, Đinh của Thiên Hà Thủy khắc hai can Canh Tân của Lộ Bàng Thổ. Hai chi Ngọ Mùi lại tự hình nếu kết hợp đồng tuổi. Nên sự kết hợp này đưa lại kết quả không như mong đợi 

+ Thiên Hà Thủy và Kiếm Phong Kim: Xem thêm phần Kiếm Phong Kim

+ Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa:

Bản chất của nước là dập tắt sự cháy. Nên Thiên Hà Thủy rớt xuống, thì lửa đốt rẫy tàn lụi, những thứ còn lại là nham nhở cây cối cháy giở, tro bụi hoang tàn. Nhớ khi xưa, Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý và hang Thượng Phương rồi dùng hỏa công, Tư Mã Ý tưởng chết, may có trận mưa, dập tắt hết lửa nên ông này thoát nạn. Sự Hỏa hợp này không mang lại cát lợi và may mắn

+ Thiên Hà Thủy và Giản Hạ Thủy:

Hai hành Thủy tương Hòa, bản thân những mạch nước ngầm nhờ có nước mưa mà tăng thêm sự dồi dào, khi trời không mưa, mạch nước ngầm khô cạn, hạn hán xảy ra. Dù hai địa chi của các nạp âm này xung khắc, hình hại (Tý, Ngọ, Sửu, Mùi) nhưng xét về giá trị hội hợp thì đây và mối quan hệ mang lại tốt đẹp vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ:

Hình khắc mạnh mẽ. Đất tường thành vững chắc, khô cứng, gặp nước mưa mỏng manh nên hút nhanh, khiến hạt mưa mỏng manh, tan biến. Trong thực tế, Thành Đầu Thổ nguyên tắc cố chấp, không hợp với sự tinh tế, mềm mỏng của Thiên Hà Thủy. Nên sự kết hợp này bất lợi vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Bạch Lạp Kim:

Không tạo ra lợi ích, vì quá trình luyện kim gặp nước mưa sẽ bị lỡ dở, vật phẩm tạo ra không như ý muốn, không có giá trị sử dụng

+ Thiên Hà Thủy và Dương Liễu Mộc:

Thủy - Mộc tương sinh, cây dương liễu cần lượng nước khá lớn mới xanh tốt được. Nước Thiên Hà mang chất dinh dưỡng, nước, lại làm sạch bụi bặm để cây xanh thắm. Sự kết hợp này giống như vạn vật được hướng dòng nước cam lộ của Quan Thế Âm Bồ Tát vậy

+ Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy: Xem thêm phần Tuyền Trung Thủy

+ Thiên Hà Thủy và Ốc Thượng Thổ:

Không cát lợi, vì mái ngói dùng để che nắng, che mưa, bảo vệ con người, nếu mưa gió mạnh thì hại vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Tích Lịch Hỏa:

Thủy và Hỏa tương khắc, nhưng gió mưa, sấm sét luôn là bạn đồng hành, nên sự gặp gỡ này cát lợi vô cùng, giống như một bậc hiền tài đắc công danh, tài lợi, giống như rỗng đội mưa gió, sấm sét vút lên trời xanh

+ Thiên Hà Thủy và Tùng Bách Mộc:

Nước mưa có axit, nó vào lòng dất tạo nên hợp chất chứa Ni tơ rất tốt cho cây cối. Hơn nữa Thủy - Mộc tương sinh nên cát lợi vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Trường Lưu Thủy:

Có sự tương hòa, tương đắc, nước mưa tăng nguồn cho nước sông lớn, nước sông lại bốc hơi bồi dưỡng lượng hơi nước cho những đám mây trên thiên hà. Sự kết hợp này đưa lại kết quả tốt đẹp vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Sa Trung Kim:

Kim loại trong đất gặp nước mưa với hàn lượng axit sẽ bị bào mòn từ từ, trong Địa lý người ta còn gọi là phong hóa, bào mòn do ngoại lực. Nên hai nạp âm này không cát lợi khi kết hợp

+ Thiên Hà Thủy và Sơn Hạ Hỏa:

 Thiên Hà Thủy dập tắt đám cháy trong chớp mắt. Nên đương nhiên sự kêt hợp này hung hại vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Bình Địa Mộc:

Cây cối rất mừng khi gặp mưa, chúng ta để ý sau trận mưa, cây rất tốt, trời quang, cây cối sạch sẽ bui bặm, xét về Địa chi Ngọ - Tuất hợp, Mùi - Hợi hợp, hai can Bính Đinh sinh hai can Mậu Kỷ nên sự kết hợp này khá lý tưởng

+ Thiên Hà Thủy và Bích Thượng Thổ:

Nhà dột vách xiêu, mưa gió lung lay. Cảnh ngộ của một bậc hàn nho được nhà thơ Nguyễn Công Trứ miêu tả. Hai nạp âm này hình khắc, nên nếu kết hợp hung hại vô cùng

+ Thiên Hà Thủy và Kim Bạch Kim:

Hai sự vật vốn không có mối liên hệ. Chỉ có sự hòa hợp nhe

+ Thiên Hà Thủy và Thiên Hà Thủy:

Hai sự vật gặp nhau cùng tạo nên tố lốc mưa bão lớn. Thực tế, sự mỏng manh, ủy mị và tự mâu thuẫn với bản thân khiến họ luôn có khoảng cách

+ Thiên Hà Thủy và Phúc Đăng Hỏa:

Mưa lớn dập tắt ngọn lửa, nên chắc chắn mối quan hệ hợp tác này khó mà được bền lâu

+ Liệu Thiên Hà Thủy và Đại Trạch Thổ(Đại Dịch Thổ) khắc hay kỵ nhau:

Nước mưa khiến cây côi sinh trưởng tốt, cung cấp dưỡng chất cho đất, vì thế, xét về lý luận Thủy - Thổ tương khắc, nhưng xét về bản chất thì hai nạp âm này hòa hợp và may mắn cát lợi

+ Thiên Hà Thủy và Thoa Xuyến Kim:

Chỉ có sự hòa hợp nhẹ, vì Kim - Thủy tương sinh. Ngoài ra hai sự vậy không có mối liên hệ, lại càng không có tương tác

+ Thiên Hà Thủy và Tang Đố Mộc:

Thủy sinh Mộc, Tang Đố Mộc đại cát lợi vì sau trận mưa cây trồn phát triển mạnh, Thiên Hà Thủy trong cuộc gặp gỡ này làm trọn vai trò của nó. Nên hai nạp âm này kết hợp tạo ra may mắn, cát tường

+ Thiên Hà Thủy và Đại Khê Thủy:

Cuộc gặp gỡ tương hòa nhưng ấn chứa nhiều nguy cơ, vì nước suối chảy mạnh, có nguồn nên tạo thành dòng nước hung hãn, có thể gây tai họa. Nên hai nạp âm này gặp gỡ thường không may mắn

+ Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ:

Thủy mạnh Thổ trôi, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng sau các trận mưa lớn, nên hai nạp âm này gặp nhau hung hại.

+ Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa:

Hỏa - Thủy tương khắc, khi trời mưa gió Thái dương ảm đạm, che mờ. Nên hai mệnh này gặp nhau thường u buồn trong mối quan hệ

+ Thiên Hà Thủy và Thạch Lựu Mộc:

Rất tốt, vì Thủy - Mộc tương sinh. Thạch lưu gặp mưa sinh trưởng tốt, đơm hoa kết trái

+ Liệu Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy có khắc nhau:

Hai hành tương hòa, Thiên Hà Thủy cát lợi, vì nguồn hơi nước bốc lên duy trì lượng nước. Biển khơi mênh mông vốn không cần nước, nhưng lượng hơi ẩm của nó rất nhiều. Những trận mưa, hầu hết do nước biển bốc hơi mà tạo ra.

Nói chung, những người Thiên Hà Thủy có những ưu việt về tính cách và năng lực, cần trau dồi bản thân tốt, giúp ích cho đời, mới mong được công đồng tôn vinh, ca ngợi mãi.

Chú ý:

-Thông tin mang tính chất tham khảo, bạn đọc cân nhắc khi sử dụng

-Xem thêm các Ngũ hành Nạp âm khác TẠI ĐÂY

-Xem thêm về cách Tự lập và Luận đoán Lá số Tử vi TẠI ĐÂY

Post a Comment

0 Comments