Quảng Cáo

header ads

LƯ TRUNG HỎA

 

1. Tìm hiểu khái niệm Lư Trung Hỏa là gì?

Mệnh này là dạng vật chất thuộc nhóm Hỏa, dịch nghĩa của ngũ hành nạp âm này là ngọn lửa trong lò. Ý nghĩa Lư trung hỏa có sách dịch nghĩa là lửa âm dương nung nấu càn khôn thế nhưng trong Đạo giáo có thuật luyện đơn để bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường tuổi thọ, nhân vật Lão Tử - Thái Thượng Lão Quân có một cái lò, còn gọi là lò bát quái để luyện linh đơn mà trong tiểu thuyết Tây du ký, Tôn Ngộ Không đã ăn trộm tiên đơn lại đạp đổ lò này. Ngọn lửa để luyện đơn không phải ngọn lửa bình thường mà nó chính là tam vị chân hỏa, loại hỏa khí có sức nóng mạnh nhất trong vũ trụ. Ngày nay, trong kỹ thuật nó là ngọn lửa trong quá trình luyện kim.

2. Người có mạng Lư Trung Hỏa sinh năm bao nhiêu?

Những người tuổi Bính Dần 1986 và Đinh Mão 1987 có ngũ hành nạp âm là Lư trung hỏa.

Theo cụ Thiên Lương trong cuốn Tử vi nghiệm lý thì Thiên can là gốc Địa chi là cành, là ngọn. Hai tuổi Bính Dần, Đinh Mão có hai chi Dần, Mão thuộc mộc tương sinh cho hai can Bính, Đinh thuộc hỏa. Trước tiên can chi tương sinh vốn là tượng cát lợi nhưng ở đây cành sinh cho gốc nên trong thực tế với tài năng của họ đạt 8,5 thì thành quả đạt tới 9, tới 10 là do may mắn hoặc hoàn cảnh thuận lợi đưa lại chứ thực chất họ chưa đạt tới mức đó.


3. Mệnh Lư trung hỏa hợp màu gì?

a. Màu hợp

Đối với những người bản mệnh Lư trung hỏa rất hợp với các màu sắc xanh lá cây hoặc đỏ, da cam, tím, hồng. Màu xanh lá cây thuộc hành mộc tương sinh cho bản mệnh. Màu đỏ hoặc các gam màu nóng thuộc hỏa nên tương hòa với bản mệnh tạo nên tính chất đồng văn đồng chủng trợ lực mạnh mẽ.

b. Màu kỵ

Hai tuổi này kỵ với màu vàng, nâu thuộc thổ bị sinh xuất khiến hao tốn nội khí:

+ Các màu trắng, xám thuộc kim không cát lợi

+ Càc màu xanh dương và đen tối hung

Đó là về nguyên lý còn đối với từng cá nhân cụ thể phải căn cứ vào tổ hợp tứ trụ mới quyết đoán được.

4. Tính cách và công việc của người Lư Trung Hỏa là gì?

a. Tính cách người Lư Trung Hỏa

- Tính cách: người xưa có câu nhất thủy nhì hỏa, nên những người mệnh Lư trung hỏa cá tình mạnh mẽ, có góc cạnh và bản sắc cá nhân riêng.

+ Đặc tính của ngọn lửa là luôn hướng lên phía trên nên họ có chí tiến thủ, tích cực, luôn phấn đấu không ngừng, nhiệt tình, hào phóng.

+ Hành Hỏa chỉ máu huyết nên trong công việc và cuộc sống họ luôn căng tràn nhiệt huyết sục sôi hết mình, tác phong linh hoạt, mau lẹ, ghét chờ đợi hay chậm chạp, nóng tính bốc đồng.

+ Lư trung hỏa thường rất khó kiềm chế cảm xúc, nhanh nổi giận, dễ bị kích động, yêu ghét, mừng giận, buồn vui đều thể hiện rõ nét. Cả nam và nữ đều dễ xúc động, mau nước mắt

+ Đức tính của hỏa là sự sáng sủa, ấm ấp nên lư trung hỏa thương người, tốt bụng, hào phóng, thích sự quang minh lỗi lạc, yêu nghệ thuật, học hành tiến bộ nhanh chóng. Quang minh, lỗi lạc thì nhiều người để ý, quan sát, cộng với tính nóng thì rất dễ gây nên thị phi, mang tiếng

+ Rộng lượng hào phóng thì thường rộng tay, lãng phí. Đặc biệt nam mệnh dễ sa vào rượu bia, đỏ đen. Những chuyện thị phi trên trời rơi xuống, tính tình nóng nảy dễ phạm thượng hay mất lòng, gây ác cảm với người xung quanh. Họ thiếu sự kiên nhẫn nhiều khi bỏ dở mọi thứ.

- Về sức khỏe: Đề phòng bệnh về mắt, đau đầu, mất ngủ, bệnh về máu huyết

- Về tình cảm: Lư trung hỏa đa tình nhưng rụt rè trong chuyện thổ lộ. Hình bóng của nửa kia như ngọn lửa âm thầm nhen nhóm trong họ từ giấc ngủ, nỗi nhớ, suy nghĩ rồi sau đó mới bùng phát thổ lộ

Khi yêu thì tình yêu của họ cháy bỏng, mãnh liệt. Họ cũng thường hoài niệm về người cũ với những hình ảnh đẹp đẽ, kỷ niệm êm đềm.

b. Công việc của người có bản mệnh lư trung hỏa

Họ rất tập trung, hăng say làm việc quên cả mệt mỏi nhưng họ cố gắng không đều vì sức mạnh của hỏa tuy bốc cao nhưng thiếu tính ổn định. Nếu gặp các công việc mang tính chất tiên phong đi đầu hoặc công việc có tính chất chiến lược ngắn hạn sẽ phù hợp.

+ Lư trung hỏa phù hợp với các lĩnh vực thuộc mộc ( tư vấn, viết văn, giáo viên, kinh doanh thời trang, lâm nghiệp...)

+ Lĩnh vực thuộc Hỏa được xem là thế mạnh (kinh doanh ga, chất đốt, sửa chữa máy, cơ khí, điện tử, nấu ăn...)

+ Thu nhập của họ thường không đều đặn, hay bị hao tốn, phần đa họ thuộc tầng lớp khá giả.

5. Lư Trung Hỏa hợp khắc mệnh gì?

Lư trung hỏa đặc biệt khắc với kiếm phong kim, sợ hầu hết các mệnh thủy và rất trọng mộc, hỏa để tương sinh, duy trì và hỗ trợ.

+ Giáp Tý - Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Lư Trung Hỏa là lửa trong lò, cần Mộc để có nguồn sinh duy trì ngọn lửa, trong khi Hải Trung Kim là vàng, hay kim loại trong biển, bản chất Hỏa khắc Kim, lại kèm Thủy của đại dương, nên hai nạp âm này hình khắc nhau mạnh mẽ. Thông thường trong cuộc sống hai vật chất này ít gặp nhau, nhưng sự phối hợp của hai người mang cốt cách tương khắc này thường bất lợi, hình khắc, khó hòa hợp.

+ Bính Dần - Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Sự hội hợp cùng bản chất của cùng nột loại nạp âm bản mệnh thường mang lại sự tương trợ mạnh mẽ, thúc đẩy, công lực cho Hỏa khí bốc cao. Người xưa có câu: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nên vì vậy sự hội hợp mày khá lý tưởng, cát lợi, tạo nên thế lưỡng hỏa thành viêm

+ Mậu Thìn - Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Như trên đã bàn phong thủy mệnh Lư Trung Hỏa rất cần Mộc khí tương trợ để có nguồn sinh, nếu không đám cháy bốc lên rồi không được tiếp nạp nhiên liệu tất sẽ bùng cháy rồi lịm tắt. Đại Lâm Mộc là gỗ cây rừng, nó trở thành nguồn nhiên liệu bạt ngàn, vô tận cho Lư Trung Hỏa. Liệu Lư trung hỏa và đại lam mộc có hợp nhau không trong khi người xưa có câu: Giữ được thanh sơn lo gì không có củi đốt. Bởi vậy sự kết hợp này cát lợi vô cùng, được coi là điểm 10.

+ Canh Ngọ - Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Lư trung hỏa và lộ bàng thổ có hợp nhau không trong khi Lộ Bàng Thổ là đất ở ven đường, theo nguyên lý ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ, đốt cháy vất chất thì sản phẩm tạo ra đó là tro bụi, carbon, chất khoáng. Đất ven đường là vị trí giao thông quan trọng của con người, nhờ sự tương sinh này nên bền vững, khô ráo, sạch sẽ. Sự kết hợp này mang lại cát lợi vừa phải, vì Hỏa sinh Thổ, Thổ đắc lợi mà Hỏa sinh xuất nên hao hụt nguyên khí.

+ Nhân Thân - Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Với câu hỏi Lư trung hỏa và kiếm phong kim có hợp nhau không trong khi Kiếm phong Kim có bản chất là loại kim loại đã được tôi rèn kỹ lưỡng, đứng đầu về độ cứng và sắc bén trong hàng kim loại. Một số thanh gươm quý còn có tỷ lệ kim loại quý hiếm như vàng, Ti tan. Lửa trong lò thiêu rụi vật chất, nên khi kết hợp này vô cùng bất lợi, Lư Trung Hỏa làm cho kim loại biến chất, khử carbon, tăng oxy trong cấu trúc nên cấu trúc này non kém, yếu ớt. Có sách cho rằng: Kiếm Phong Kim cần Lư Trung Hỏa để tôi rèn tạo thành đại khí, nhưng theo tôi cho rằng, dạng kim loại đã nhiệt luyện, tôi rèn mà con gặp Hỏa tất hư hại, biến chất, nên Lư Trung Hỏa khắc Kiếm Phong Kim mạnh mẽ

+ Giáp Tuất - Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Về bản chất ngọn lửa trên núi là ngọn lửa của người đốt nương làm rẫy, gặp Lư Trung Hỏa đúng là một người bạn đồng văn, đồng chủng, có sự hỗ trợ mạnh mẽ, nên sự hội hợp này cát lợi. Do đó với câu hỏi Lư trung hỏa và sơn đầu hỏa có hợp nhau không thì chắc hẳn quý bạn đã có câu trả lời. Và sau đây chúng ta cùng tìm hiểu lư trung hỏa và giản hạ thủy có hợp nhau không nhé.

+ Bính Tý - Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Lửa trong lò hừng hực, khi bùng cháy, khi âm ỉ, nó kỵ bất cứ một loại Thủy nào. Nên sự kết hợp này khắc hại vô cùng, phần thua thiệt luôn thuộc về kẻ yếu, nước dội vào lò, nụ cười tắt ngấm

+ Mậu Dần - Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Đất tường thành rất cần bền vững, khô ráo, chắc chắn, nên gặp Lư Trung Hỏa cát lợi, vì Hỏa khí nung nóng, khiến tăng thêm tính bền vững cho tường lũy, Thành Đầu Thổ cát lợi, Lư Trung Hỏa bất lợi vì Thổ đắc sinh nhập, Hỏa sinh xuất nên hao tổn nguyên khí

+ Canh Thìn - Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Tuy có sự tương khắc về hình thức nhưng cát lợi, vì Lư Trung Hỏa là nguồn năng lượng để luyện kim, vàng hay kim loại nóng chảy gặp Lư Trung Hỏa sẽ càng nhuyễn hóa, loại bỏ tạp chất và thành dụng cụ, đồ đạc, có giá trị sử dụng. Trường hợp này cả hai đều cát vì Lư Trung Hỏa có chỗ sử dụng, Bạch Lạp Kim cũng nhờ đó mà thành tinh khiết, thành đồ đạc vật dụng.

+ Nhâm Ngọ - Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Mối quan hệ này cát lợi vì dương liễu là giống cây thân gỗ lớn, thuộc thể dương mộc nó trợ lực cho hỏa khí mạnh mẽ. Lư Trung Hỏa nhờ đó mà có nguồn sinh.

+ Giáp Thân - Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Sự phối hợp này tạo nên điều không tốt. Bạn hãy thử đổ nước vào đám cháy và lò than kết quả ra sao chắc bạn sẽ rõ.

+ Bính Tuất - Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Ngọn lửa nung đốt khiến ngói lợp nhà thêm bền vững, hai nạp âm này gặp gỡ tất đem lại hạnh phúc cho nhân sinh và con người.

+ Mậu Tý - Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Vô cùng bất lợi, hình khắc mạnh mẽ, vì lửa sấm sét thường kèm theo phong ba, mưa gió nên Lư Trung Hỏa gặp nguy. Do vậy đã có câu trả lời cho câu hỏi Lư trung với và tích lịch hỏa có hợp nhau không, các bạn có thể tham khảo và rút cho mình một ý kiến về hai tuổi này nhé.

+ Canh Dần - Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách).

Cát lợi vì gỗ của cây tùng, cây bách là gỗ tốt, nó thuộc dương mộc, tàng chứa hỏa khí bên trong, nó chính là nguồn nhiên liệu vô tận để duy trì sức sống của Lư Trung Hỏa

+ Nhâm Thìn - Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn).

Bất lợi, nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, nên hỏa khí gặp nó tiêu tan, mối quan hệ này hình khắc, Lư Trung Hỏa rất bất lợi

+ Giáp Ngọ - Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát).

Lư trung hỏa và Sa trung kim có hợp nhau không, và câu trả lời rằng Cát lợi, bề ngoài hình khắc nhưng khoáng sản cần thông qua luyện kim thì mới tinh sạch và trở thành đại khí

+ Bính Thân - Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi).

Câu trả lời rằng cát lợi, cuộc hội ngộ của những người bạn đồng văn, đồng chủng, đồng thanh, đồng khí. Đám cháy muốn rực rỡ cần bầu không khí khô ráo, hai nạp âm này hỗ trợ cho nhau cát lợi vô cùng

+ Mậu Tuất - Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng).

Lư Trung Hỏa có nguồn sinh nên cát lợi, những cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, trở thành nguồn nhiên liệu dồi dào

+ Canh Tý - Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường).

Cát lợi, đất tường vách vững chãi, khô ráo, có giá trị che chở bảo vệ con người. Bích Thượng Thổ cát, Lư Trung Hỏa thứ cát, vì hao tổn trong quá trình sinh xuất

+ Nhâm Dần - Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi).

Lư Trung Hỏa thiêu đốt đá vỡ, vàng tan, nên đối với những dạng Kim đã thành hình gặp nó trở thành biến dạng, mất giá trị, tiêu tan. Giống như Hạng Vũ đốt cung điện nhà Tần ở Hàm Dương, vàng, vóc lụa... cháy trụi, tan chảy trong ngọn lửa hừng hực hàng tháng trời

+ Giáp Thìn - Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn).

Cát lợi vì tương hòa, hỗ trợ lẫn nhau, người ta nhóm lò từ lửa đèn, cũng có thể châm đèn từ lò khi cần thắp sáng, hoặc đèn tắt

+ Bính Ngọ - Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời).

Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống lửa tắt, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy.

+ Mậu Thân - Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn).

Hình khắc, bất lợi đất cồn lớn mà khô cằn thì cỏ cây không xanh tốt, vạn vật không sinh sôi, cảnh vật xơ xác tiêu điều như hoang mạc.

+ Canh Tuất - Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức).

Lư trung hỏa và Thoa xuyến kim có hợp nhau không, và câu trả lời rằng Thoa Xuyến Kim bị mất giá trị, hủy hoại, tiêu chảy. Mối quan hệ của hai nạp âm này hung, Thoa Xuyến Kim thiệt thân.

+ Nhâm Tý - Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu).

Cát lợi, lửa trong lo gặp nguồn sinh. Người Thái nước ta trồng dâu nuôi tằm, cành dâu dung làm củi đun. Có bài ca dao: "Chặt củi chặt cành dâu/ Lấy củi lấy cho bõ gánh/ Một bó để mẹ yêu ninh xôi/ Một bó để mẹ yêu nấu rượu"...

+ Giáp Dần - Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn).

Trung Hỏa bị khắc mạnh, nên mối quan hệ của hai nạp âm này không cát lợi

+ Bính Thìn -  Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát).

Không có lợi ích và giá trị trồng trọt, sự kết hợp này không có lợi.

+ Mậu Ngọ - Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời).

Tương hòa cát lợi vì vầng Thái dương làm bầu không khí hanh khô, Lư Trung Hỏa nhờ đó trở nên mạnh mẽ, rực sáng. Thông thường những ngỳ mưa gió nhóm bếp rất vất vả, khi mà không khí ẩm ướt, than củi ngấm nước khói mù khói mịt.

+ Canh Thân - Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu).

Lư trung hỏa và Thạch lựu mộc có hợp nhau không, và câu trả lời rằng cây lựu gỗ tốt, nó là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này cát lợi.

+ Nhâm Tuất - Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

. Khác hại mạnh mẽ, Lư Trung Hỏa không cơ hội gì lại gần nước giữ biển, hai nạp âm này gặp gỡ tất tắt lịm đám cháy ngay tức khắc

Những người Lư trung Hỏa nên duy trì sức bền bỉ và nhiệt tình trong công việc, kiềm chế bản thân, tránh vì nóng giận mà hư đại sự.

Chú ý:

-Thông tin mang tính chất tham khảo, bạn đọc cân nhắc khi sử dụng

-Xem thêm các Ngũ hành Nạp âm khác TẠI ĐÂY

-Xem thêm về cách Tự lập và Luận đoán Lá số Tử vi TẠI ĐÂY

Post a Comment

0 Comments