Khí Kim sinh tụ phương Khôn, tức là cung Thân trên thiên bàn, đi sang
Nam thành Hoả, qua Đông thành Mộc rồi trở về Bắc thành Thủy, rồi hoá Thổ về
Trung ương. Hành khí trên được sinh ra do sự phối hợp giữa Âm và Dương (thành ra
ta cứ hai năm Dương va Âm thì có chung một hành, Dương ghi trước, Âm ghi sau)
và theo nguyên tắc Âm Mẫu Dương Phụ ,phối hợp cách bát sinh tử (con), nghĩa là
sau tám năm thì có một hành mới được sinh ra theo qui tắc sinh ra như bên trên
đã đề cập (Kim sinh rồi thì kế đến là Hỏa được sinh, rồi Mộc, Thủy, Thổ rồi lại
sinh tiếp Kim theo chu kỳ khép kín).
Ví dụ: bắt đầu từ hai
năm Giáp Tí (Dương) và Ất Sửu (Âm) ta có hành Kim, thì cứ cách sáu năm Nhâm Thân
và Qúi Dậu ta cũng có hành Kim, sáu năm sau tức là năm Canh Thìn Tân Tỵ cung là
hành Kim. Được ba lần hành Kim thì đến hành Hỏa. Như vậy Mậu Tí Kỷ Sửu là Hỏa,
cách 6 năm là Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa, cách 6 năm đến Giáp thìn Ất Tỵ là Hỏa.
Sau 3 lần Hỏa thì đến Mộc. Như vậy Nhâm Tỵ, Qúi Sửu là Mộc, 6 năm sau Canh Thân
Tân Dậu là Mộc, rồi Mậu Thìn Kỷ Tỵ là Mộc. Sau 3 lần Mộc là Thủy. Rồi sau ba lần
Thủy là Thổ, tiếp tục làm như thế ta được các hành trên bảng Lục thập Hoa giáp.
Khí phát tụ phương Đông và đi về huớng tay mặt: Mộc truyền qua Hỏa, Hỏa truyền
qua Thổ, Thổ truyền qua Kim, Kim truyền qua Thủy
Âm thì khởi từ phương
Tây đi về hướng tay trái, nghĩa là năm Âm thì khởi tại Kim, đi về hướng tay
trái: Kim truyền qua Hỏa, Hỏa truyền qua Mộc, Mộc truyền qua Thủy, Thủy truyền
qua Thổ
Khí và Âm đi ngược chiều
nhau thì mới sinh biến hoá
Theo phép nạp âm, ứng
theo nhạc luật, Can Chi đồng lọai thì lấy nhau, cách bát thì sinh con. Khởi
tính theo nguyên tắc trên thì phải bắt đầu từ Giáp Tí và Giáp Ngọ.
Giáp Tí và Ất Sửu đều thuộc Kim thượng nguồn Giáp Tí (Dương) lấy vợ là Ất Sửu (Âm) cách bát sanh con là Nhâm Thân thuộc Kim trung nguồn (Tử Giáp là vị trí thứ nhất, đếm thuận đến vị trí thứ chín gọi là cách bát).
Nhâm Thân và Qúi Dậu đều thuộc Kim trung nguồn, Nhâm Thân (Dương) lấy vợ Qúi Dậu (Âm), cách bát thì sanh cháu là Canh Thìn. Canh Thìn và Tân Tỵ đều là Kim hạ nguồn. Đến đây thì Kim tâm nguồn hết rồi nên đi về hướng tay trái truyền qua Hỏa ở phương nam.
Canh Thìn và Tân Tỵ đồng lọai, đều là Kim hạ nguồn, lấy nhau cách bát truyền qua Mậu Tí là hành Hỏa thượng nguồn.
Mậu Tí và Kỷ Sửu thì đồng loại, đều thuộc Hỏa thượng nguồn, lấy nhau, cách bát sinh con là Bính Thân.
Bính Thân và Đinh Dậu thì đồng lọai, đều thuộc Hỏa trung nguồn lấy nhau, cách bát sanh cháu là Giáp Thìn.
Giáp Thìn
và Ất Tị đều là Hỏa hạ nguồn. Đến đây thì Hỏa tâm nguồn hết rồi nên đi về huớng
tay trái truyền qua Mộc ở phương Đông.
Cứ theo nguyên tắc
trên thì khi hết tâm nguồn lại đi về hướng tay trái, truyền qua (hết Mộc thì tới
Thủy, hết Thủy thì tới Thổ), cho đến Bính Thìn và Đinh Tỵ thuộc Thổ hạ nguồn.
Đi hết vòng ngũ hành này thì ta gọi là tiểu thành.
BẢNG TIỂU THÀNH
(Hãy nhấn đồng thời Ctrl
+ F để hiện khung tim kiếm, sau đó nhập năm sinh vào để
tra nhanh ngũ hành nạp âm nhé)
(Cộng/ Trừ 60 năm để ra
năm sinh có cùng ngũ hành nạp âm)
Giáp Tí 1984, Ất Sửu 1985 (Hải Trung Kim) sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim)
Nhâm Thân 1932, 1992, Qúi Dậu 1933, 1993 (Kiếm Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ (Bạch lạp Kim)
Canh Thìn 1940, 2000, Tân Tỵ 1941, 2001 (Bạch Lạp Kim) truyền Mậu Tí, Kỷ Sửu (Tích Lịch Hỏa)
Mậu Tí 1948, 2008, Kỷ Sửu 1949, 2009 (Tích Lịch Hỏa) sanh Bính Thân, Đinh Dậu (Sơn Hạ Hỏa)
Bính Thân 1956, 2016, Đinh Dậu 1957, 2017 (Sơn Hạ Hỏa) sanh Giáp Thìn, Ất Tỵ (Phúc Đăng Hỏa)
Giáp Thìn 1964, 2024, Ất Tỵ 1965, 2025 (Phúc Đăng Hỏa) truyền Nhâm Tí, Quí Sửu (Tang Đố Mộc)
Nhâm Tí 1972, Qúi Sửu 1973 (Tang Đố Mộc) sanh Canh Thân, Tân Dậu (Thạch Lựu Mộc)
Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981 (Thạch Lựu Mộc) sanh Mậu Thìn, Kỷ Tỵ (Đại Lâm Mộc)
Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989 (Ðại Lâm Mộc) truyền Bính Tí, Đinh Sửu (Giản Hạ Thủy)
Bính Tí 1996, Đinh Sửu 1997 (Giản Hạ Thủy) sanh Giáp Thân, Ất Dậu (Tuyền Trung Thủy)
Giáp Thân 1944, 2004, Ất Dậu 1945, 2005 (Tuyền Trung Thủy) sanh Nhâm Thìn, Qúi Tỵ (Trường Lưu Thủy)
Nhâm Thìn 1952, 2012, Qúi Tỵ 1953, 2013 (Trường Lưu Thủy) truyền Canh Tí, Tân Sửu (Bích Thuợng Thổ)
Canh Tí 1960, 2020, Tân Sửu 1961, 2021 (Bích Thuợng Thổ) sanh Mậu Thận, Kỷ Dậu (Đại Trạch Thổ)
Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969 (Đại Trạch Thổ) sanh Bính Thìn, Đinh Tỵ (Sa Trung Thổ)
Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977 (Sa Trung Thổ) truyền Giáp Tí, Ất Sửu (Hải Trung Kim)
Tiếp tục bắt đầu từ
Giáp Ngọ và Ất Mùi thuộc Kim thuợng nguồn, lấy nhau cách bát thì sanh con. Khi
đến Kim hạ nguồn thì lại đi về phía tay trái, lần lượt truyền qua Hỏa, rồi Mộc,
Thủy, Thổ cho đến Bính Tuất và Đinh Hợi thì hết một vòng ngũ hành gọi là đại
thành.
BẢNG ĐẠI THÀNH
(Cộng/ Trừ 60 năm để ra năm
sinh có cùng ngũ hành nạp âm)
Giáp Ngọ 1954, 2014, Ất Mùi 1955,
2015 (Sa Trung Kim) sanh Nhâm Dần, Qúi Mão (Kim
Bạch Kim)
Nhâm Dần 1962, 2022, Qúi Mão 1963, 2023 (Kim Bạch Kim) sanh Canh Tuất, Tân Hợi (Thoa Xuyến
Kim)
Canh Tuất 1970, Tân Hợi 1971 (Thoa Xuyến Kim) truyền Mậu Ngọ, Kỷ Mùi (Thiên Thuợng Hỏa)
Mậu Ngọ 1978, Kỷ Mùi 1979 (Thiên Thượng Hỏa) sanh Bính Dần, Đinh Mão (Lư Trung Hỏa)
Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987 (Lư Trung Hỏa) sanh Giáp Tuất, Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa)
Giáp Tuất 1994, Ất Hợi 1995 (Sơn Đầu Hỏa) truyền Nhâm Ngọ, Quí Mùi (Dương Liễu Mộc)
Nhâm Ngọ 1942, 2002, Quí Mùi 1943, 2003 (Dương Liễu Mộc) sanh Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bách Mộc)
Canh Dần 1950, 2010, Tân Mão 1951, 2011 (Tùng Bách Mộc) sanh Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc)
Mậu Tuất 1958, 2018, Kỷ Hợi 1959, 2019 (Bình Địa Mộc) truyền Bính Ngọ, Đinh Mùi (Thiên Hà Thủy)
Bính Ngọ 1966, 2026 Đinh Mùi 1967, 2027 (Thiên Hà Thủy) sanh Giáp Dần, Ất Mão ( Ðại Khê Thủy)
Giáp Dần 1974, Ất Mão 1975 (Ðại Khê Thủy) sanh Nhâm Tuất, Qúi Hợi (Ðại Hải Thủy)
Nhâm Tuất 1982, Qúi Hợi 1983 (Ðại Hải Thủy) truyền Canh Ngọ, Tân Mùi (Lộ Bàng Thổ)
Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991 (Lộ Bàng Thổ) sanh Mậu Dần, Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ )
Mậu Dần 1998, Kỷ Mão 1999 (Thành Đầu Thổ) sanh Bính Tuất, Đinh Hợi (Ốc Thuợng Thổ)
Bính Tuất 1946, 2006, Đinh Hợi 1947, 2007 (Ốc Thuợng Thổ) truyền Giáp Ngọ, Ất Mùi (Sa Trung Kim)
Ghi chú: Có sách ghi
Tùng Bách Mộc thay vì Tùng Bá Mộc, Lộ Trung Hỏa thay vì Lư Trung Hoả, Đại Trạch
Thổ thay vì Đại Dịch Thổ
NGŨ HÀNH NẠP ÂM KHẮC VỚI NHAU
Sa Trung Kim và Kiếm
Phong Kim thì khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở
nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi thiên
Khắc, Địa Xung thì lại xấu (Ví dụ Nhâm Thân, Qúi Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính
Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm Qúi hành Thủy khắc Bính
Đinh hành Hỏa (tức là thiên khắc), Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau (tức
là Địa Xung) nên khắc xấu.
Hải Trung Kim, Bạch lạp
Kim, Thoa Xuyến Kim sợ bị Hỏa khắc
Bạch lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kị Hỏa, còn Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa khó khắc, duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa.
Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyến Kim thì
phải nhờ Hỏa lửa) tôi luyện mới nên lợi khí.
Phú Đăng Hỏa, Lư Trung
Hỏa và Sơn Đầu Hỏa thì sợ bị Thủy khắc Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ
Hỏa thì không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ,
gần gũi bậc quyền quí.
Tất cả các lọai Mộc đều
sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hành Mộc, trừ có
Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc, nếu không có Kim khắc thì lại khó cầu công danh
phú qúi
Tùng
Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm
Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim
đao mới được thành gia dụng
Thiên Hà Thủy và Đại Hải
Thủy thì không sợ bị Thổ khắc, trừ khi rơi vào trường hợp Can Chi thiên khắc Địa
Xung. Các hành Thủy khác đều sợ bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc thì một đời khó cầu
y lộc.
Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch
Thổ va Sa Trung Thổ khong sợ bị Mộc khắc, nếu được Mộc khắc thì càng tốt, cuộc
sống cao sang, thì đậu dễ dàng. Các thứ Thổ còn lại thì sợ bị Mộc khắc.
Trong tất cả trường hợp,
nếu rơi vào trường hợp sợ bị khắc, mà còn bị thiên khắc Đia Xung thì càng xấu
Thành Đầu Thổ , Ốc Thuợng Thổ và Bích Thuợng Thổ đều không kị Mộc, riêng Sa
Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kị Mộc, nhất là Ðại Lâm Mộc và Bình
Địa Mộc ngũ hành nap Âm tị hoà (đồng hành)
Trong trường hợp ngũ
hành nạp âm tị hoà, thì có trường hợp tốt, có trường hợp xấu trường hợp tốt:
Trong hai bản tiểu
thành va đại thành ở trên, khi rơi vào trường hợp sanh con thì tốt nhất (đại kiết),
sanh cháu thì tốt nhì (thứ kiết). Nếu xét thêm sự sinh khắc giữa Can Chi với
nhau, nếu hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp thì lại càng gia tăng sự tốt đẹp
Ví dụ: Giáp Tí, Ất Sửu
Hải Trung Kim sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim), Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm
Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim). Như vậy thì sáu hành trên đều
là hành Kim. Giáp hành Mộc, Nhâm hành Thủy, Thủy sanh Mộc. Thân Tí Thìn thì thuộc
tam hợp Thủy. Như vậy đây là trường hợp sanh con, lại có hàng Can tương sinh,
hàng chi tam hợp nên rất tốt. Tương tự Ất Sửu và Qúi Dậu cũng rơi vào trường hợp
trên. Nhâm hành Thủy, Canh hành Kim, Kim sanh Thủy. Thân Tí Thìn thuộc tam hợp
Thủy. Đây là trường hợp sanh cháu, lại có hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp
nên rất tốt, chỉ thua trường hợp sanh con.
Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Hỏa thành Viêm
(sức nóng)
Lưỡng Mộc thành Lâm (rừng)
Lưỡng Thổ thành Sơn
(núi)
Lưỡng Kim thành khí
(món đồ dùng)
Lưỡng Thủy thành Giang
(sông)
Khi không rơi vào trường
hợp sanh con, sanh cháu như đã viết trong bảng thì cần xét xem hàng Can có khắc
nhau, hàng Chi có xung nhau không. Nếu bị cả thiên khắc Địa xung thì hai hành gặp
nhau sẽ xấu nhất, còn nếu chỉ có bị Thìên Khắc hay Địa xung thì cũng xấu nhưng
không đáng quá lo ngại
Ví dụ: Mậu Tí, Kỷ Sửu
là Tích Lịch Hỏa. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là Thiên Thuợng Hỏa. Mậu Kỷ hành Thổ. Tí và
Ngọ xung, Sửu và Mùi xung thì rơi vào trường hợp Địa Xung xấu
Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Kim, Kim khuyết
(bị sứt mẻ)
Lưỡng Mộc, Mộc chiết
(bị gãy)
Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (bị
tàn lụi)
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt
(bị hết nước)
Lưỡng Thổ, Thổ kiệt (bị
cạn khô)
Có người ghi rằng:
Sa Trung Kim Giáp Ngọ,
Ất Mùi) và Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Qúi Dậu) gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim
thành khí
Bình Địa Mộc (Mậu Tuất,
Kỷ Hợi) và Đại Lâm Mộc (Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Mộc thành Lâm)
Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ,
Đinh Mùi) và Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quí Hợi) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thủy
thành Giang)
Lư Trung Hỏa (Bính Dần,
Đinh Mão) và Phú Đăng Hỏa Giáp Thìn, Ất Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Hỏa thành
Viêm)
Bích Thuợng Thổ Canh
Tí, Tân Sửu) và Đại Trạch Thổ Mậu Thân, Kỷ Dậu) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thổ
thành Sơn)
Chú ý: có sách còn cho
rằng hai hành cùng với nhau, hành cả hai đều yếu gặp nhau thì tốt, cả hai đều mạnh
gặp nhau thì xấu. Ví dụ Lộ Trung Hoả gặp Phú Đăng Hỏa thì tốt, còn Thiên Thượng
Hỏa gặp Tích Lịch Hỏa thì xấu. Điều này có lẽ không đúng
SINH KHẮC NGŨ HÀNH NẠP ÂM THEO QUAN NIỆM CỦA THIỆU VĨ HOA
Hỏa khắc Kim nhưng Hỏa
không dễ khắc. Hải Trung Kim hay Sa Trung Kim là Kim ở đáy biển hay Kim ở trong
đất cát. Tuy nhiên Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì lại sợ Hỏa Thủ Lôi (Tích Lịch
Hỏa) vì Hỏa Thủ Lôi có thể đánh xuống đáy biển, đánh xuống tận tầng đất sâu. Kiếm
Phong Kim rất cần Hỏa vì có lửa luyện thì mới thành kiếm sắc. Bạch lạp Kim là
Kim trên cây nến rất dễ bị Hỏa khắc Kim có thể khắc Mộc, nhưng gỗ trong cột phần
lớn lại cần có Kim chế ngự. Suy Kim không thể khắc Mộc vượng, trừ khi Mộc yếu
mà gặp Kim vượng thì bất lợi. Nói chung trong điều kiện bình thuờng thì Đại Lâm
Mộc và Bình Địa Mộc không dễ bị Kim khắc. Mộc sợ nhất là Kiếm Phong Kim vì đây
là Kim của vũ khí
Mộc có thể khắc Thổ,
Thổ trong đồng ruộng phần nhiều là Thổ vượng, rừng cây thưa (Mộc suy) nếu không
thì không nuôi được mùa mạng Mộc suy, Thổ vượng thì Mộc không thể khắc Thổ. Mộc
vượng Thổ suy thì tất sẽ bị khắc. Nói chung Thổ trên tường (Bích Thượng Thổ),
Thổ ở bãi ruộng Đại Trạch Thổ) không dễ bị Mộc khắc. Nhưng Thổ sợ nhất là Đại
Lâm Mộc và Bình Địa Mộc khắc.
Thổ có thể khắc Thủy. Thủy nhiều, Thủy vượng bao vây Thổ, có thể tưới ruộng, tưới nhuận vạn vật, nên suy Thổ không khắc được vượng Thủy. Nếu Thủy suy, Thổ vượng tất sẽ bị khắc. Thủy sợ Thổ khắc nhưng Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy (Thủy ở đại Dương) không những không sợ Thổ khắc mà còn khắc ngược lại Thổ Thủy có thể khắc Hỏa. Hỏa nhiều, Hỏa vượng thì cần Thủy chế. Hỏa vượng, Thủy suy thì không sợ Thủy khắc. Thủy vượng, Hỏa suy tất sẽ bị khắc. Có thể nói Hỏa Thủy Lôi không những không sợ bị Thủy khắc, ngược lại trời mưa càng to, sét còn có thể chui xuống đáy biển để khắc Thủy
Chú ý:
-Thông tin mang tính chất tham khảo, bạn đọc cân nhắc
khi sử dụng
-Xem thêm các Ngũ hành Nạp âm khác TẠI ĐÂY
-Xem thêm về cách Tự lập và Luận đoán Lá số Tử vi TẠI ĐÂY
0 Comments