Om Mani Padme Hūm (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng ( 唵嘛呢叭 )
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng ( 唵嘛呢叭 )
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
Lục tự đại minh chú : những hạt đậu biết nhảy.
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên. Cuối cùng thì bà được một người hành hương tốt bụng truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu thần chú gồm có sáu chữ Om Ma Ni Bay May Hôm (OM MANI PADME HUM ) được gọi là Lục Tự Đại Minh Chú, có thể dùng để giải trừ những nghiệp chướng. Tội nghiệp cho bà già thôn dã đã dốt nát lại không biết chữ, trên đường về nhà bà lẩm bẩm cố học thuộc lòng, nhưng đã nhớ lộn cách phát âm trở thành Om Ma Ni Bay May Khuya.
Để khích lệ cho việc đọc câu kinh sám hối này, bà bày ra hai cái chén, một cái chén không, còn một cái thì để đầy những hạt đậu nành. Mỗi khi đọc xong một câu thần chú, bà nhặt một hạt đậu từ trong chén đầy bỏ sang cái chén không, đến khi cái chén không đã đầy đậu thì bà làm ngược trở lại. Bà lão đã không ngừng nghỉ, thành tâm tụng niệm suốt 30 năm. Lòng thành kính của bà đã ứng hiện cho nên sau này những hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấu, cứ một câu thần chú vừa được phát âm ra thì một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự động nhảy nhót, cộng hưởng với âm điệu của câu thần chú thì biết rằng sự tu hành đã đúng đường và giai đoạn sám hối sắp sửa chấm dứt cho nên bà càng phấn khởi tụng niệm hăng say hơn nữa.
Hôm nọ có vị cao tăng từ Tây Tạng vân du qua đó, khi đi ngang qua chiếc lều tranh lụp sụp của bà, nhà sư thấy có ánh hào quang tỏa ra rực rỡ. Vị cao tăng này lấy làm kinh ngạc, ông nghĩ rằng bên trong chiếc lều tranh thế nào cũng có một vị chân tu đắc đạo. Ông vội vã ghé vào thăm hỏi. Bà lão lấy làm vui mừng khi thấy vị cao tăng đến thăm, bà quì xuống đảnh lễ, mà miệng thì vẫn cứ tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya. Vị cao tăng lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu ánh hào quang rực rỡ mà ông thấy phía bên ngoài phát xuất từ nơi đâu? Ông lần lần hỏi thăm:
-Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?
-Thưa ngày, ở đây chỉ có một mình tôi sống cô độc hơn 30 năm nay. Bà lão đáp.
-Thật tội nghiệp, bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?
-Không đâu, tuy chì ở một mình, nhưng hàng ngày tôi tu hành và tụng niệm kinh sám hối để kiếp sau có thể hưởng được nhiều phúc đức của kiếp này, nhờ vậy mà tôi không cảm thấy buồn khổ. Nhất là từ lúc được một người hảo tâm chỉ cho cách tu luyện thì tôi càng có can đảm để sống hơn.
-Bà đang tu luyện kinh sách nào vậy?
-Ồ, tôi không biết chữ, cho nên chỉ tụng niệm duy nhất một câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya.
Nhà sư thở dài tiếc nuối:
-Bà lão ơi, bà đã đọc sai câu thần chú đó rồi, phải phát âm là Om Ma Ni Bay May Hôm mới đúng.
Đến lúc này thì bà lão mới biết là đã đọc sai câu thần chú hơn ba mươi năm. Bà rất đau buồn vì sự nhầm lẫn trọng đại này, như vậy thì công trình 30 năm tụng niệm coi như se cát biển đông. Tuy nhiên bà cũng cảm ơn sự cải chính của nhà sư:
-Dù sao thì ngài cũng đã đính chính kịp lúc, bằng không thì tôi còn tiếp tục sai mà không biết cho đến bao giờ mới điều chỉnh đúng được.
Nhà sư từ giã bà lão để tiếp tục con đường truyền đạo của ông. Bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm của bà mà lần này với câu thần chú mới. Om Ma Ni Bay May Hôm. Thế nhưng tâm tư của bà còn hỗn độn vì sự việc vừa rồi cho nên ý chí của bà không được tập trung. Mỗi câu thần chú của bà đã không còn làm cho những hạt đậu hứng khởi nhảy sang cái chén bên cạnh như lúc trước. Bà lão vừa tụng niệm mà nước mắt ứ tuôn rơi, bà thầm tiếc cho công trình ty luyện hơn ba mươi năm như trôi theo dòng nước vì đã đọc sai câu thần chú.
Nhà sư đi được một đỗi xa, ông ngoái đầu nhìn lại thấy căn nhà của bà lão không còn hào quang chói sáng. Bây giờ túp lều tranh hiện hình dốt nát mà lại âm u buồn bã. Nhà sư giật mình và nghĩ rằng chính ông đã làm hại người Phật Tử này không còn tập trung được tư tưởng như lúc trước. Ông vội vã trở lại túp lều tranh và nói với bà lão rằng:
-Lúc nãy ta chỉ đùa với bà thôi, câu thần chú của bà tụng mới thật là đúng.
-Nhưng tại sao sư phụ lại dối gạt tôi như vậy?
-Ta muốn thử xem lòng thành kính của bà đối với Tam Bảo như thế nào vậy thôi. Từ nay về sau, bà cứ tiếp tục tụng niệm y như cũ là phải phép rồi.
-Cám ơn Phật, vậy mà con cứ tưởng rằng công lao 30 năm tụng niệm đã trôi theo dòng nước, đa tạ sư phụ chỉ điểm.
Sau khi nhà sư ra đi, bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm, mỗi một câu Om Ma Ni Bay May Khuya được niệm ra thì tâm hồn bà rộn rã tươi vui và một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Nhà sư đi lên đến đỉnh núi ông ngoái đầu nhìn trở lại thì thấy hào quang phát ra từ túp lều tranh của bà lão đã làm sáng rực cả một góc trời.
Trên đây là một câu chuyện đã được lưu truyền rất rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Nhớ lại lần đầu tiên khi đọc xong câu chuyện này tôi rất lấy làm cảm động. Cảm động vì tấm lòng thành kính của bà lão đối với Tam Bảo. Câu chuyện này nói lên rằng âm điệu của thần chú tuy quan trọng, thế nhưng lòng thành kính, sự tín ngưỡng, và ý chí chân thành trong lúc niệm thần chú còn quan trọng hơn nhiều.
Thật ra sáu chữ trong Lục Tự Thần Chú này khó có thể lấy một từ ngữ nào để diễn đạt cho được trọn vẹn ý nghĩa. Miễn cưỡng thì ta có thể hiểu được đại ý là “Cầu xin tự tâm thanh tịnh, Liên Hoa Phật nở rộ trong lòng”. Từ chỗ này chúng ta thấy rằng triết lý nhà Phật luôn cho rằng khi muốn tâm hồn đạt được sự thanh tịnh, tất cả phải do sự tự phát từ đáy lòng của con người mà ra. Khi bà lão tụng Lục Tự Thần Chú, tâm địa của bà trong sạch, quang minh lỗi lạc như bầu trời không vướng bận một áng mây, vì vậy mà cách phát âm đúng hay sai của câu thần chú lúc đó không còn là một yếu tố quan trọng. Dĩ nhiên, đối với những người phàm phu tục tử chúng ta khi mà sự chân thành tôn kính chưa đạt đến một trình độ có thể làm cho những hạt đậu nhảy được thì âm điệu chính xác của thần chú và kinh kệ hãy còn là một qui luật phải được thực thi đúng đắn. Hiện nay Lục Tự Thần Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát đã trở thành một câu chân ngôn được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc của câu thần chú này. Nếu như chúng ta biết được rằng Lục Tự Thần Chú đã nở ra từ hàng ngàn mảnh xương sọ của Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên và rúng động hơn nữa.
Quán Thế Âm Bồ Tát là một đệ tử của đức phật A Di Đà, ngài đã phát nguyện trước đức Phật Đà một lời thề vĩ đại: “Tận hết sức lực, thần thông để phổ độ tất cả chúng sinh. Nếu như còn một chúng sinh nào chưa được siêu thoát, đệ tử sẽ quyết không thành chánh quả. Nếu như tất cả chúng sinh chưa siêu thoát mà đệ tử nửa đường bỏ cuộc, thì xương sọ của đệ tử sẽ nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh.”
Sau khi lập xong lời trọng thệ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tất cả mọi thần thông, háo thân thành trăm, ngàn, vạn hình hài cứu độ được vô số chúng sinh. Trải qua vô lượng kiếp luân hồi, chúng sinh được độ đã nhiều như Hằng hà sa số. Thế nhưng khi nhìn lại thế gian, ngài vẫn thấy hãy còn thiên vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong si mê, trầm luân, trụy lạc; vẫn hãy còn vô số chúng sinh đang chịu những khổ nạn tai ách; và những chúng sinh đang tạo ác nghiệp cũng động như cỏ kiến. Từ đó ngài suy diễn ra, nếu cứ tiếp tục luân hồi mãi mãi, thì nỗi đau đớn của chúng sinh sẽ còn tái diễn liên miên, sự việc độ trì chúng sinh do đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, Quán Thế Âm Bồ Tát cảm thấy phiền não. Ngài nghĩ rằng: “Cái khổ của chúng sinh là do chúng sinh mà ra. Khi thế gian còn tồn tại thì nỗi khổ của chúng sinh sẽ không bao giờ chấm dứt mà ta thì sẽ không bao giờ độ cho hết được. Lời thề ngày nào là do ta tự làm khổ lấy ta thôi. Nếu như đối với chúng sinh không có ích lợi, thì ta còn kiên trì với lời thề làm chi?”
Thương thay, khi ý nghĩ thối lui của Quán Thế Âm Bồ Tát vừa chợt xuất hiện thì lời thề của ngài tức thì phản ứng. Xương sọ của ngài tự nhiên nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh, tản mác ra như một đóa hoa sen trăm cánh. Đồng thời Phật A Di Đà cũng từ trong chiếc sọ rạn nứt này hiện thân ngài nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Thiện tai Quán Thế Âm, lời thề không thể bỏ, nuốt lời là đại tội. Những việc thiện trước đây, đều trôi theo dòng nước. Khuyên ngươi tiếp tục tu, nguyện ước tự nhiên thành. Tam thế cùng thập phương, chư Phật cùng Bồ Tát, sẽ hết sức giúp cho, thành công đã đến gần”.
Sau đó Đức Phật A Di Đà đã truyền cho ngài khẩu huyết Lục Tự Thần Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát sau khi nghe niệm Lục Tự Chân Ngôn, ngài đạt được đại trí tuệ, sinh đại giác ngộ, và tiếp tục giữ lấy lời thề mà không lùi bước. Chúng ta biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi, là vị Bồ Tát có thiên thủ thiên nhãn, cứu khổ cứu nạn, linh cảm, linh ứng. Lực lượng của ngài có được là nhờ vào quyền năng Lục Tự Chân Ngôn của Phật A Di Đà truyền cho. Cũng từ sự tích này mà Lục Tự Chân Ngôn còn được gọi là Quán Âm Tâm Chú.
Đây là một huyền thoại rất cảm động, não bộ nứt ra trăm ngàn mảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát nở thành đóa hoa sen ngàn cánh. Đó chính là sự tượng trưng đẹp đẽ nhất của Lục Tự Chân Ngôn. Trong số chúng sinh chúng ta, có bao nhiêu người nuôi được ý chí hủy hoại thân xác phàm trần hiện hữu thành tro bụi để nuôi dưỡng cho một đóa hoa sen được ung dung nở trong tim óc mọi người.
Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe xướng âm Lục Tự Chân Ngôn, thanh âm trầm hùng, trang nghiêm đơn thuần, thanh tịnh đó đã khiến cho tôi cảm động rơi nước mắt. Có thể nói rằng trên thế gian không có một thanh âm nào dõng dạc, tràn đầy lực lượng như câu thần chú này. Thật là:
Một tấm lòng trong sáng,
Hoa sen nở rộn ràng,
Sen nở vùng đất sạch,
Trên ngự một Như Lai.
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên. Cuối cùng thì bà được một người hành hương tốt bụng truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu thần chú gồm có sáu chữ Om Ma Ni Bay May Hôm (OM MANI PADME HUM ) được gọi là Lục Tự Đại Minh Chú, có thể dùng để giải trừ những nghiệp chướng. Tội nghiệp cho bà già thôn dã đã dốt nát lại không biết chữ, trên đường về nhà bà lẩm bẩm cố học thuộc lòng, nhưng đã nhớ lộn cách phát âm trở thành Om Ma Ni Bay May Khuya.
Để khích lệ cho việc đọc câu kinh sám hối này, bà bày ra hai cái chén, một cái chén không, còn một cái thì để đầy những hạt đậu nành. Mỗi khi đọc xong một câu thần chú, bà nhặt một hạt đậu từ trong chén đầy bỏ sang cái chén không, đến khi cái chén không đã đầy đậu thì bà làm ngược trở lại. Bà lão đã không ngừng nghỉ, thành tâm tụng niệm suốt 30 năm. Lòng thành kính của bà đã ứng hiện cho nên sau này những hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấu, cứ một câu thần chú vừa được phát âm ra thì một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự động nhảy nhót, cộng hưởng với âm điệu của câu thần chú thì biết rằng sự tu hành đã đúng đường và giai đoạn sám hối sắp sửa chấm dứt cho nên bà càng phấn khởi tụng niệm hăng say hơn nữa.
Hôm nọ có vị cao tăng từ Tây Tạng vân du qua đó, khi đi ngang qua chiếc lều tranh lụp sụp của bà, nhà sư thấy có ánh hào quang tỏa ra rực rỡ. Vị cao tăng này lấy làm kinh ngạc, ông nghĩ rằng bên trong chiếc lều tranh thế nào cũng có một vị chân tu đắc đạo. Ông vội vã ghé vào thăm hỏi. Bà lão lấy làm vui mừng khi thấy vị cao tăng đến thăm, bà quì xuống đảnh lễ, mà miệng thì vẫn cứ tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya. Vị cao tăng lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu ánh hào quang rực rỡ mà ông thấy phía bên ngoài phát xuất từ nơi đâu? Ông lần lần hỏi thăm:
-Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?
-Thưa ngày, ở đây chỉ có một mình tôi sống cô độc hơn 30 năm nay. Bà lão đáp.
-Thật tội nghiệp, bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?
-Không đâu, tuy chì ở một mình, nhưng hàng ngày tôi tu hành và tụng niệm kinh sám hối để kiếp sau có thể hưởng được nhiều phúc đức của kiếp này, nhờ vậy mà tôi không cảm thấy buồn khổ. Nhất là từ lúc được một người hảo tâm chỉ cho cách tu luyện thì tôi càng có can đảm để sống hơn.
-Bà đang tu luyện kinh sách nào vậy?
-Ồ, tôi không biết chữ, cho nên chỉ tụng niệm duy nhất một câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya.
Nhà sư thở dài tiếc nuối:
-Bà lão ơi, bà đã đọc sai câu thần chú đó rồi, phải phát âm là Om Ma Ni Bay May Hôm mới đúng.
Đến lúc này thì bà lão mới biết là đã đọc sai câu thần chú hơn ba mươi năm. Bà rất đau buồn vì sự nhầm lẫn trọng đại này, như vậy thì công trình 30 năm tụng niệm coi như se cát biển đông. Tuy nhiên bà cũng cảm ơn sự cải chính của nhà sư:
-Dù sao thì ngài cũng đã đính chính kịp lúc, bằng không thì tôi còn tiếp tục sai mà không biết cho đến bao giờ mới điều chỉnh đúng được.
Nhà sư từ giã bà lão để tiếp tục con đường truyền đạo của ông. Bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm của bà mà lần này với câu thần chú mới. Om Ma Ni Bay May Hôm. Thế nhưng tâm tư của bà còn hỗn độn vì sự việc vừa rồi cho nên ý chí của bà không được tập trung. Mỗi câu thần chú của bà đã không còn làm cho những hạt đậu hứng khởi nhảy sang cái chén bên cạnh như lúc trước. Bà lão vừa tụng niệm mà nước mắt ứ tuôn rơi, bà thầm tiếc cho công trình ty luyện hơn ba mươi năm như trôi theo dòng nước vì đã đọc sai câu thần chú.
Nhà sư đi được một đỗi xa, ông ngoái đầu nhìn lại thấy căn nhà của bà lão không còn hào quang chói sáng. Bây giờ túp lều tranh hiện hình dốt nát mà lại âm u buồn bã. Nhà sư giật mình và nghĩ rằng chính ông đã làm hại người Phật Tử này không còn tập trung được tư tưởng như lúc trước. Ông vội vã trở lại túp lều tranh và nói với bà lão rằng:
-Lúc nãy ta chỉ đùa với bà thôi, câu thần chú của bà tụng mới thật là đúng.
-Nhưng tại sao sư phụ lại dối gạt tôi như vậy?
-Ta muốn thử xem lòng thành kính của bà đối với Tam Bảo như thế nào vậy thôi. Từ nay về sau, bà cứ tiếp tục tụng niệm y như cũ là phải phép rồi.
-Cám ơn Phật, vậy mà con cứ tưởng rằng công lao 30 năm tụng niệm đã trôi theo dòng nước, đa tạ sư phụ chỉ điểm.
Sau khi nhà sư ra đi, bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm, mỗi một câu Om Ma Ni Bay May Khuya được niệm ra thì tâm hồn bà rộn rã tươi vui và một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Nhà sư đi lên đến đỉnh núi ông ngoái đầu nhìn trở lại thì thấy hào quang phát ra từ túp lều tranh của bà lão đã làm sáng rực cả một góc trời.
Trên đây là một câu chuyện đã được lưu truyền rất rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Nhớ lại lần đầu tiên khi đọc xong câu chuyện này tôi rất lấy làm cảm động. Cảm động vì tấm lòng thành kính của bà lão đối với Tam Bảo. Câu chuyện này nói lên rằng âm điệu của thần chú tuy quan trọng, thế nhưng lòng thành kính, sự tín ngưỡng, và ý chí chân thành trong lúc niệm thần chú còn quan trọng hơn nhiều.
Thật ra sáu chữ trong Lục Tự Thần Chú này khó có thể lấy một từ ngữ nào để diễn đạt cho được trọn vẹn ý nghĩa. Miễn cưỡng thì ta có thể hiểu được đại ý là “Cầu xin tự tâm thanh tịnh, Liên Hoa Phật nở rộ trong lòng”. Từ chỗ này chúng ta thấy rằng triết lý nhà Phật luôn cho rằng khi muốn tâm hồn đạt được sự thanh tịnh, tất cả phải do sự tự phát từ đáy lòng của con người mà ra. Khi bà lão tụng Lục Tự Thần Chú, tâm địa của bà trong sạch, quang minh lỗi lạc như bầu trời không vướng bận một áng mây, vì vậy mà cách phát âm đúng hay sai của câu thần chú lúc đó không còn là một yếu tố quan trọng. Dĩ nhiên, đối với những người phàm phu tục tử chúng ta khi mà sự chân thành tôn kính chưa đạt đến một trình độ có thể làm cho những hạt đậu nhảy được thì âm điệu chính xác của thần chú và kinh kệ hãy còn là một qui luật phải được thực thi đúng đắn. Hiện nay Lục Tự Thần Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát đã trở thành một câu chân ngôn được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc của câu thần chú này. Nếu như chúng ta biết được rằng Lục Tự Thần Chú đã nở ra từ hàng ngàn mảnh xương sọ của Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên và rúng động hơn nữa.
Quán Thế Âm Bồ Tát là một đệ tử của đức phật A Di Đà, ngài đã phát nguyện trước đức Phật Đà một lời thề vĩ đại: “Tận hết sức lực, thần thông để phổ độ tất cả chúng sinh. Nếu như còn một chúng sinh nào chưa được siêu thoát, đệ tử sẽ quyết không thành chánh quả. Nếu như tất cả chúng sinh chưa siêu thoát mà đệ tử nửa đường bỏ cuộc, thì xương sọ của đệ tử sẽ nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh.”
Sau khi lập xong lời trọng thệ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tất cả mọi thần thông, háo thân thành trăm, ngàn, vạn hình hài cứu độ được vô số chúng sinh. Trải qua vô lượng kiếp luân hồi, chúng sinh được độ đã nhiều như Hằng hà sa số. Thế nhưng khi nhìn lại thế gian, ngài vẫn thấy hãy còn thiên vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong si mê, trầm luân, trụy lạc; vẫn hãy còn vô số chúng sinh đang chịu những khổ nạn tai ách; và những chúng sinh đang tạo ác nghiệp cũng động như cỏ kiến. Từ đó ngài suy diễn ra, nếu cứ tiếp tục luân hồi mãi mãi, thì nỗi đau đớn của chúng sinh sẽ còn tái diễn liên miên, sự việc độ trì chúng sinh do đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, Quán Thế Âm Bồ Tát cảm thấy phiền não. Ngài nghĩ rằng: “Cái khổ của chúng sinh là do chúng sinh mà ra. Khi thế gian còn tồn tại thì nỗi khổ của chúng sinh sẽ không bao giờ chấm dứt mà ta thì sẽ không bao giờ độ cho hết được. Lời thề ngày nào là do ta tự làm khổ lấy ta thôi. Nếu như đối với chúng sinh không có ích lợi, thì ta còn kiên trì với lời thề làm chi?”
Thương thay, khi ý nghĩ thối lui của Quán Thế Âm Bồ Tát vừa chợt xuất hiện thì lời thề của ngài tức thì phản ứng. Xương sọ của ngài tự nhiên nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh, tản mác ra như một đóa hoa sen trăm cánh. Đồng thời Phật A Di Đà cũng từ trong chiếc sọ rạn nứt này hiện thân ngài nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Thiện tai Quán Thế Âm, lời thề không thể bỏ, nuốt lời là đại tội. Những việc thiện trước đây, đều trôi theo dòng nước. Khuyên ngươi tiếp tục tu, nguyện ước tự nhiên thành. Tam thế cùng thập phương, chư Phật cùng Bồ Tát, sẽ hết sức giúp cho, thành công đã đến gần”.
Sau đó Đức Phật A Di Đà đã truyền cho ngài khẩu huyết Lục Tự Thần Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát sau khi nghe niệm Lục Tự Chân Ngôn, ngài đạt được đại trí tuệ, sinh đại giác ngộ, và tiếp tục giữ lấy lời thề mà không lùi bước. Chúng ta biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi, là vị Bồ Tát có thiên thủ thiên nhãn, cứu khổ cứu nạn, linh cảm, linh ứng. Lực lượng của ngài có được là nhờ vào quyền năng Lục Tự Chân Ngôn của Phật A Di Đà truyền cho. Cũng từ sự tích này mà Lục Tự Chân Ngôn còn được gọi là Quán Âm Tâm Chú.
Đây là một huyền thoại rất cảm động, não bộ nứt ra trăm ngàn mảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát nở thành đóa hoa sen ngàn cánh. Đó chính là sự tượng trưng đẹp đẽ nhất của Lục Tự Chân Ngôn. Trong số chúng sinh chúng ta, có bao nhiêu người nuôi được ý chí hủy hoại thân xác phàm trần hiện hữu thành tro bụi để nuôi dưỡng cho một đóa hoa sen được ung dung nở trong tim óc mọi người.
Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe xướng âm Lục Tự Chân Ngôn, thanh âm trầm hùng, trang nghiêm đơn thuần, thanh tịnh đó đã khiến cho tôi cảm động rơi nước mắt. Có thể nói rằng trên thế gian không có một thanh âm nào dõng dạc, tràn đầy lực lượng như câu thần chú này. Thật là:
Một tấm lòng trong sáng,
Hoa sen nở rộn ràng,
Sen nở vùng đất sạch,
Trên ngự một Như Lai.
Vị Thầy Liên Hoa Sanh nói với Vua Mutig của Tây Tạng và các học trò thân cận:
OM MANI PADME HUM là tinh túy của Bậc Đại Bi, vì vậy công đức khi tụng dù chỉ một lần câu thần chú này là hoàn toàn không thể đong đếm.
Từ một hạt sen mọc thành cây, nở ra bông sen, bông sinh ra các hạt sen, và cứ thế, cứ thế… có biết bao nhiêu hạt sen hình thành từ một hạt ban đầu, không thể tính được.
Đem so sánh với điều này, lợi ích của trì tụng dù chỉ một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn số hạt sen được nhân lên.
Một hạt vừng cũng vậy có thể nhân lên nhiều lần, thành vô số hạt vừng, nhưng lợi ích của trì tụng dù chỉ một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn.
Bốn con sông lớn và vô vàn sông nhỏ chảy về biển cả, nhưng lợi ích của việc trì tụng một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn thế.
Viên Ngọc Như Ý có thể ban cho con tất cả nhu cầu và ước muốn khi con cầu nguyện, nhưng năng lực của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì còn cao hơn thế.
OM MANI PADME HUM
Có thể đếm được số giọt mưa trong 12 mùa mưa, nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được số hạt gieo trên 4 lục địa, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được bao nhiêu giọt nước trong đại dương, từng hạt, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được từng sợi lông của khắp các loài vật, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
OM MANI PADME HUM
Thần chú Sáu âm là tinh túy của Bậc Đại Bi. Dẫu là quả núi sắt cao 80 nghìn dặm, chỉ dùng khăn mềm nhất, một niên kỷ mài một lần, thì cũng đến ngày sụp đổ. Nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không suy chuyển.
Một con côn trùng gặm quả đồi, gặm mãi rồi cũng có ngày quả đồi to bị gặm đến tận lõi, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể suy giảm.
Một con chim có thể dùng mỏ lấy dần hết sạch cát sông Hằng, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể cạn.
Một con ruồi trâu mỗi lần đậu xuống, chân nó mang theo một chút đất đi nơi khác. Con ruồi có thể ngày qua ngày dần mang hết đất của 4 lục địa và núi Sumeru, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể hết.
OM MANI PADME HUM
Có thể tính được công đức của việc nặn bảo tháp từ 7 nguyên liệu quý và xá lợi Phật và thường xuyên cúng dường, nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể tính đếm công đức của việc cúng dường hương, đèn, hoa, nước, âm nhạc… lên các vị Phật và cõi Phật với số lượng nhiều như số hạt được gieo trồng trên toàn thế giới nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể tính đếm.
OM MANI PADME HUM
Thần chú Sáu âm này là tinh túy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý. Nếu con trì tụng thần chú này 108 lần mỗi ngày, con sẽ không tái sinh vào ba cõi thấp. Trong đời sau, con sẽ có được thân người và dễ dàng thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý.
Nếu con trì tụng thần chú này 21 lần mỗi ngày, con sẽ thông minh và có khả năng nắm bắt những gì con học. Con sẽ có giọng nói du dương và trở nên tinh thông ý nghĩa của Phật Pháp.
Nếu con trì tụng 7 lần mỗi ngày, mọi ác hạnh của con sẽ được tịnh hóa, mọi mê mờ sẽ tan biến. Trong các đời sau, dù con sinh ra ở đâu, con sẽ không bao giờ tách rời với Đức Quán Thế Âm.
Khi ai đó bị đau đớn bởi bệnh tật và ảnh hưởng của ma quỷ, thần chú Sáu âm có giá trị ngăn ngừa bệnh tật và chướng ngại tốt hơn nhiều so với các lễ nghi chữa lành hay giải trừ thông thường. Thần chú Sáu âm có sức mạnh chữa lành bệnh tật và tác hại của ma quỷ mạnh mẽ nhất so với bất kỳ sự chữa trị thuốc men nào.
Năng lực của Thần chú Sáu âm là không thể đong đếm và không thể mô tả đầy đủ dù bởi chính các vị Phật của 3 thời.
Tại sao vậy? Vì thần chú này là tinh tuý của tâm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý, người luôn dõi theo chúng sinh trong sáu cõi với lòng từ bi. Vì thế, tụng chú này sẽ giải thoát các chúng sinh khỏi luân hồi.
Hỡi nhà vua và các học trò thế hệ tương lai
Hãy coi Đấng Đại Từ Bi như là vị Hộ Phật của con
Hãy trì tụng thần chú Sáu âm như là tâm chú
Hãy giải thoát khỏi nỗi sợ phải xuống các cõi thấp
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thần định mệnh của Tây Tạng
Hãy cầu nguyện đến Ngài với niềm tin và lòng sùng mộ
Con sẽ được ban phước và thành tựu
Giải thoát khỏi nghi ngờ và ngăn ngại
Với những gì ta được biết, Padmakara
Chưa bao giờ có được lời dạy sâu sắc và hiệu quả nhanh hơn thế
Bởi các vị Phật của ba thời.
Ta, Liên Hoa Sanh nay sẽ ra đi
Hãy giữ điều này trong tim các con
Những môn đồ Tây Tạng, các vị vua, những học trò
Những người đang ở đây hay sẽ xuất hiện trong tương lai.
Nghe những lời dạy này của bậc Thầy Liên Hoa Sanh, nhà vua Tây Tạng và các học trò thân cận vô cùng vui sướng và bày tỏ sự tôn kính, lễ lạy Ngài.
OM MANI PADME HUM là tinh túy của Bậc Đại Bi, vì vậy công đức khi tụng dù chỉ một lần câu thần chú này là hoàn toàn không thể đong đếm.
Từ một hạt sen mọc thành cây, nở ra bông sen, bông sinh ra các hạt sen, và cứ thế, cứ thế… có biết bao nhiêu hạt sen hình thành từ một hạt ban đầu, không thể tính được.
Đem so sánh với điều này, lợi ích của trì tụng dù chỉ một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn số hạt sen được nhân lên.
Một hạt vừng cũng vậy có thể nhân lên nhiều lần, thành vô số hạt vừng, nhưng lợi ích của trì tụng dù chỉ một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn.
Bốn con sông lớn và vô vàn sông nhỏ chảy về biển cả, nhưng lợi ích của việc trì tụng một lần thần chú Sáu âm còn nhiều hơn thế.
Viên Ngọc Như Ý có thể ban cho con tất cả nhu cầu và ước muốn khi con cầu nguyện, nhưng năng lực của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì còn cao hơn thế.
OM MANI PADME HUM
Có thể đếm được số giọt mưa trong 12 mùa mưa, nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được số hạt gieo trên 4 lục địa, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được bao nhiêu giọt nước trong đại dương, từng hạt, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể đếm được từng sợi lông của khắp các loài vật, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
OM MANI PADME HUM
Thần chú Sáu âm là tinh túy của Bậc Đại Bi. Dẫu là quả núi sắt cao 80 nghìn dặm, chỉ dùng khăn mềm nhất, một niên kỷ mài một lần, thì cũng đến ngày sụp đổ. Nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không suy chuyển.
Một con côn trùng gặm quả đồi, gặm mãi rồi cũng có ngày quả đồi to bị gặm đến tận lõi, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể suy giảm.
Một con chim có thể dùng mỏ lấy dần hết sạch cát sông Hằng, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể cạn.
Một con ruồi trâu mỗi lần đậu xuống, chân nó mang theo một chút đất đi nơi khác. Con ruồi có thể ngày qua ngày dần mang hết đất của 4 lục địa và núi Sumeru, nhưng giá trị của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể hết.
OM MANI PADME HUM
Có thể tính được công đức của việc nặn bảo tháp từ 7 nguyên liệu quý và xá lợi Phật và thường xuyên cúng dường, nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể đếm.
Có thể tính đếm công đức của việc cúng dường hương, đèn, hoa, nước, âm nhạc… lên các vị Phật và cõi Phật với số lượng nhiều như số hạt được gieo trồng trên toàn thế giới nhưng công đức của một lần trì tụng thần chú Sáu âm thì không thể tính đếm.
OM MANI PADME HUM
Thần chú Sáu âm này là tinh túy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý. Nếu con trì tụng thần chú này 108 lần mỗi ngày, con sẽ không tái sinh vào ba cõi thấp. Trong đời sau, con sẽ có được thân người và dễ dàng thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý.
Nếu con trì tụng thần chú này 21 lần mỗi ngày, con sẽ thông minh và có khả năng nắm bắt những gì con học. Con sẽ có giọng nói du dương và trở nên tinh thông ý nghĩa của Phật Pháp.
Nếu con trì tụng 7 lần mỗi ngày, mọi ác hạnh của con sẽ được tịnh hóa, mọi mê mờ sẽ tan biến. Trong các đời sau, dù con sinh ra ở đâu, con sẽ không bao giờ tách rời với Đức Quán Thế Âm.
Khi ai đó bị đau đớn bởi bệnh tật và ảnh hưởng của ma quỷ, thần chú Sáu âm có giá trị ngăn ngừa bệnh tật và chướng ngại tốt hơn nhiều so với các lễ nghi chữa lành hay giải trừ thông thường. Thần chú Sáu âm có sức mạnh chữa lành bệnh tật và tác hại của ma quỷ mạnh mẽ nhất so với bất kỳ sự chữa trị thuốc men nào.
Năng lực của Thần chú Sáu âm là không thể đong đếm và không thể mô tả đầy đủ dù bởi chính các vị Phật của 3 thời.
Tại sao vậy? Vì thần chú này là tinh tuý của tâm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý, người luôn dõi theo chúng sinh trong sáu cõi với lòng từ bi. Vì thế, tụng chú này sẽ giải thoát các chúng sinh khỏi luân hồi.
Hỡi nhà vua và các học trò thế hệ tương lai
Hãy coi Đấng Đại Từ Bi như là vị Hộ Phật của con
Hãy trì tụng thần chú Sáu âm như là tâm chú
Hãy giải thoát khỏi nỗi sợ phải xuống các cõi thấp
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thần định mệnh của Tây Tạng
Hãy cầu nguyện đến Ngài với niềm tin và lòng sùng mộ
Con sẽ được ban phước và thành tựu
Giải thoát khỏi nghi ngờ và ngăn ngại
Với những gì ta được biết, Padmakara
Chưa bao giờ có được lời dạy sâu sắc và hiệu quả nhanh hơn thế
Bởi các vị Phật của ba thời.
Ta, Liên Hoa Sanh nay sẽ ra đi
Hãy giữ điều này trong tim các con
Những môn đồ Tây Tạng, các vị vua, những học trò
Những người đang ở đây hay sẽ xuất hiện trong tương lai.
Nghe những lời dạy này của bậc Thầy Liên Hoa Sanh, nhà vua Tây Tạng và các học trò thân cận vô cùng vui sướng và bày tỏ sự tôn kính, lễ lạy Ngài.
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.Là câu thần chú nổi tiếng ở thế giới. Phật tử nào cũng thuộc, môn phái nào cũng trì tụng vì lực bất tư nghì của nó.Nó có sức mạnh hàng phục yêu ma, hóa giải những điều làm đau đầu gặp phải hàng ngày,có công năng diệt trừ mọi tai nạn, đau khổ, giúp người tu tập vượt qua Dukkha,đạt giải thoát và trí tuệ sáng suốt của nhà Phật, gọi là Đại Minh. Bởi vậy thực hành sáu chữ này thì đạt cái huệ tự nhiên, cái vô phân biệt trí, cái trí tự nhiên biết, thấy như thật, biết như thật để làm như thật.Nên gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Trong đó Chân Ngôn nghĩa là Đalani. Lục Tự nghĩa là gồm có sáu chữ . Đại Minh nghĩa là sáu chữ này hành công rốt ráo sẽ đưa lại cái biết to lớn, sự sáng suốt to lớn, nghĩa là cái huệ, cái tự nhiên biết, cái phản ảnh như thật của Tâm Bát Nhã Bala Mật Đa (Prajna Paramita).Minh chú này có thể đọc thì thầm hàng ngày, có thể khi gặp hung hóa cát. Tương truyền rằng,thần chú này do Đại Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót chúng sanh mà tuyên thuyết trước mặt Như Lai.
-Trong Tây Tạng Quán Âm Kinh, Ngài Ma Ni Già Bộ Bà (Manïi bkahï hïbumï) đã dùng thi ca xưng tán công đức của Lục Tự Minh chú và nói chú này là cội nguồn của Trí Tuệ giải thoát với mọi sự cứu tế khoái lạc. Trong Lục Tự Minh chú:
Nếu có người xướng lên chữ OMÏ (ওঁ- có màu trắng) thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.
Nếu xướng lên chữ MA (ম - có màu xanh dương) thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.
Nếu xướng lên chữ NÏI (ণি - có màu vàng) thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.
Nếu xướng lên chữ PAD (প - có màu xanh lục) thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.
Nếu xướng lên chữ ME (দ্মে - có màu hồng) thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.
Nếu xướng lên chữ HÙMÏ (হুঁ - có màu đen huyền) thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.
-Trong Tây Tạng Quán Âm Kinh, Ngài Ma Ni Già Bộ Bà (Manïi bkahï hïbumï) đã dùng thi ca xưng tán công đức của Lục Tự Minh chú và nói chú này là cội nguồn của Trí Tuệ giải thoát với mọi sự cứu tế khoái lạc. Trong Lục Tự Minh chú:
Nếu có người xướng lên chữ OMÏ (ওঁ- có màu trắng) thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.
Nếu xướng lên chữ MA (ম - có màu xanh dương) thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.
Nếu xướng lên chữ NÏI (ণি - có màu vàng) thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.
Nếu xướng lên chữ PAD (প - có màu xanh lục) thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.
Nếu xướng lên chữ ME (দ্মে - có màu hồng) thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.
Nếu xướng lên chữ HÙMÏ (হুঁ - có màu đen huyền) thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.
*Quán về ý nghĩa của minh chú OM MANI PADME HUM :
OM - Tiếng khởi đầu của mỗi câu Thần chú, chỉ Thân miệng ý của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, gồm toàn cả vũ trụ.
MANI - Viên ngọc quí của tâm từ Bi
PADME - Hoa sen tượng trưng cho trí tuệ trực nhận tánh Không
HUM -Ở trong (Kết hợp thuần nhất giữa Từ Bi và Trí Tuệ)
Toàn câu Thần chú có nghĩa là : Viên ngọc quí nằm trong hoa sen, cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trợ.
Đầu tiên là chữ “Om” đọc là “Úm”hoặc “Án”. Khi quý vị tụng chữ “Án” nầy, tất cả quỷ thần đều phải chắp tay lại. Vì sao phải chắp tay lại? Đó là giữ gìn pháp tắc, tuân theo khuôn phép. Quý vị tụng một chữ nầy, thì tất cả quỷ thần đều không dám gây rối, không dám không tuân theo mệnh lệnh. Chữ nầy có nghĩa là “tiếng dẫn” (dẫn thanh), là tiếng mở đầu dẫn tới những lời chú tiếp theo, cho nên khi đọc chú, đầu tiên đều đọc chữ nầy.
OM - Tiếng khởi đầu của mỗi câu Thần chú, chỉ Thân miệng ý của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, gồm toàn cả vũ trụ.
MANI - Viên ngọc quí của tâm từ Bi
PADME - Hoa sen tượng trưng cho trí tuệ trực nhận tánh Không
HUM -Ở trong (Kết hợp thuần nhất giữa Từ Bi và Trí Tuệ)
Toàn câu Thần chú có nghĩa là : Viên ngọc quí nằm trong hoa sen, cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trợ.
Đầu tiên là chữ “Om” đọc là “Úm”hoặc “Án”. Khi quý vị tụng chữ “Án” nầy, tất cả quỷ thần đều phải chắp tay lại. Vì sao phải chắp tay lại? Đó là giữ gìn pháp tắc, tuân theo khuôn phép. Quý vị tụng một chữ nầy, thì tất cả quỷ thần đều không dám gây rối, không dám không tuân theo mệnh lệnh. Chữ nầy có nghĩa là “tiếng dẫn” (dẫn thanh), là tiếng mở đầu dẫn tới những lời chú tiếp theo, cho nên khi đọc chú, đầu tiên đều đọc chữ nầy.
“MaNi” đọc là “Ma Ni” chính là “mâu ni”. “Mâu ni” là tiếng Phạn, dịch là “trí tịch,” tức là dùng trí huệ để làm sáng tỏ tất cả các đạo lý, và do đó đạt đến trạng thái tịch diệt vô sanh. Lại có thể dịch là “ly cấu,” nghĩa là rời xa tất cả bụi bặm dơ bẩn, ví như viên ngọc “như ý,” rất toàn hảo, không có chút tỳ vết. Viên bảo châu “như ý” nầy có công năng sanh trưởng tất cả công đức, có thể đáp ứng mọi sở nguyện của con người.
“PADME” vốn nên đọc là “Bát Ni” hoặc “Bát Mê” ,dịch là “quang minh viên giác”; cũng dịch là “liên hoa khai,” tức là diệu tâm của Bồ tát Quán Thế Âm, diệu tâm ấy viên mãn đầy đủ, vô ngại.
Chữ “HUM” đọc là “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.
Kinh này lại nói rằng: “Thiện nam tử! Người trì minh kia (kẻ trì chú) ở trong bụng có các trùng, các trùng ấy sẽ được Bất thối chuyển địa vị Bồ Tát. Nếu lại có người lấy sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đảnh. Thiện nam tử! Nếu thấy được người đeo giữ ấy, thời cũng như thấy thân Kim Cang, như thấy tháp Xá Lợi, như thấy đức Như Lai, như thấy một trăm ức trí tuệ. Nếu có kẻ trai lành gái tín nào hay y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này, thì người đó sẽ được vô tận biện tài được trí tụ tụ thanh tịnh, được đại từ bi, như vậy người đó ngày ngày được viên mãn công đức sáu chữ Ba la mật đa. Người đó được trời Chuyển luân Thánh vương quán đảnh, người ấy lời nói hơi trong miệng phát ra, chạm đến thân người nào, người chạm được bất thoái chuyển Bồ Tát, mau chóng chứng đắc Vô thượng bồ đề Chánh đẳng chánh giác. Nếu người đeo giữ và thọ trì lấy tay chạm đến người khác, người được rờ chạm ấy mau được Bồ Tát vị. Nếu kẻ nam người nữ, con trai con gái, cho đến dị loại hữu tình khác, thâý được người đeo và thọ trì ấy, tất cả đều mau được Bồ Tát vị. người như thế đó, vĩnh viễn không còn chịu khổ sanh, già, bịnh, chết, khổ thương xa lìa, mà được sự niệm tụng tương ưng không thể nghĩ bàn.”
(trích Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh )
“Chẳng phải dùng miệng xướng lên Minh Chú này thì mới có công đức.Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử”.Một khi niệm Chú Lục Tự Đại Minh, thì sẽ có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ tát và vô số hộ pháp Kim Cang thường xuyên đến ủng hộ quý vị. Cho nên, Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nói xong Chú Lục Tự Đại Minh nầy, liền có bảy ức đức Phật đến vây quanh, ủng hộ.Oai lực và diệu dụng của Chú Lục Tự Đại Minh rất lớn, không thể nghĩ bàn.Ngoài ra, còn nhiều ý nghĩa cao siêu hơn nữa, mà chỉ khi nào bước chân vào đường đạo, được huệ tâm huệ trí thì mới có thể hiểu hết trọn vẹn ý nghĩa của câu Thần chú nầy.Theo phiên âm ra tiếng Hán-Việt, câu minh chú này được đọc bằng nhiều câu sau đây:
• Án ma ni bát di hồng.
• Án ma ni bát mê hồng
• Úm ma ni bát rị hồng.
• Úm ma ni bát ni hồng
• Ốm ma ni bát mê hồng.
- ST -
(trích Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh )
“Chẳng phải dùng miệng xướng lên Minh Chú này thì mới có công đức.Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử”.Một khi niệm Chú Lục Tự Đại Minh, thì sẽ có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ tát và vô số hộ pháp Kim Cang thường xuyên đến ủng hộ quý vị. Cho nên, Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nói xong Chú Lục Tự Đại Minh nầy, liền có bảy ức đức Phật đến vây quanh, ủng hộ.Oai lực và diệu dụng của Chú Lục Tự Đại Minh rất lớn, không thể nghĩ bàn.Ngoài ra, còn nhiều ý nghĩa cao siêu hơn nữa, mà chỉ khi nào bước chân vào đường đạo, được huệ tâm huệ trí thì mới có thể hiểu hết trọn vẹn ý nghĩa của câu Thần chú nầy.Theo phiên âm ra tiếng Hán-Việt, câu minh chú này được đọc bằng nhiều câu sau đây:
• Án ma ni bát di hồng.
• Án ma ni bát mê hồng
• Úm ma ni bát rị hồng.
• Úm ma ni bát ni hồng
• Ốm ma ni bát mê hồng.
- ST -
0 Comments