ĐAU HƠN HOẠN : Uống 2 chén rượu bị phạt 7
triệu đồng, tước Giấy phép lái xe 23 tháng.
Tổ dừng xe máy 29R9-0874 do ông NVD (SN 1963, Yên Viên, huyện Gia Lâm) lái, chở
bạn ngồi sau. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn với ông D: 0,489 miligam/lít khí thở.
Ngậm ngùi ký vào biên bản, ông D nhận phạt 7 triệu đồng, tước
GPLX 23 tháng. Ông thở dài kể, mới chỉ uống 2 chén rượu với bạn.
"Ai ngờ mức phạt giờ cao quá, thế này thì tôi không bao
giờ uống rượu bia lại lái xe nữa", ông D nói.
Nồng độ cồn của ông ĐTL (SN 1963, Ngọc Khánh, quận Ba Đình),
người lái xe máy BKS 29B1-731.08 là
0,201 miligam/lít khí thở. Ông này cũng nhận phạt.
Sau khi uống rượu, bia bao lâu cơ thể không còn nồng độ cồn?
Nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu cơ thể không
còn nồng độ cồn, có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt.
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ 1/1, khi lái xe có nồng
độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.
Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở)
đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng,
tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe
thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.
Trước quy định mới, nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao
lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia
giao thông mà không bị phạt.
Cơ thể cần nhiều thời gian để chuyển hóa cồn
Về điều này, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay thời gian từ lúc uống bia rượu
đến lúc cơ thể âm tính với nồng độ cồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Lượng rượu, nồng độ rượu tiêu thụ: Người uống càng nhiều
thì nồng độ cồn trong máu càng cao. Hấp thu nhanh nhất là rượu 20 độ.
- Thời điểm uống rượu: Cơ thể càng đói hấp thu rượu càng
nhanh. Khi có thức ăn, quá trình hấp thu chậm hơn.
- Người uống kéo dài, triền miên, rượu tồn tại trong cơ thể
lâu hơn.
- Một số trường hợp cá biệt phụ thuộc vào cơ thể sẽ ảnh hưởng
đến thời gian chuyển hóa nồng độ cồn.
"Thời gian chuyển hóa nồng độ cồn trong mỗi cơ thể là
khác nhau. Vì vậy, không ai biết chắc chắn thời gian bao lâu thì rượu sẽ âm
tính trong máu. Người dân phải cẩn thận, vì có những người uống rượu tối hôm
trước, đến tối hôm sau vẫn còn dương tính cồn trong máu và hơi thở”.
Thời gian để cơ thể âm tính với nồng độ cồn sau khi uống rượu
bia không chỉ phụ thuộc vào lượng tiêu thụ mà còn ảnh hưởng bởi đặc điểm sinh học,
thể trạng của từng cá nhân.
Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau một giờ,
gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết một đơn vị cồn (tương đương với 2/3 lon bia
330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ
cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ
1-2 giờ tiếp theo.
Như vậy, khi uống một đơn vị cồn, người khỏe mạnh phải mất từ
2-3 giờ, cơ thể mới trở về trạng thái bình thường. Những người có chức năng gan
suy yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm, thời gian sẽ lâu hơn.
Thông thường, trong các cuộc nhậu, số lượng uống vượt xa con
số một đơn vị cồn. Do đó, để có thể tự lái xe và không bị phạt, người dân cần rất
nhiều thời gian để nồng độ cồn trong cơ thể về mức âm tính.
Tại sao người uống rượu không được lái xe?
khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu
tố: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống.
Cồn là chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh. Nó làm hệ thần
kinh mất khả năng tự chủ, khả năng định hướng, điều khiển vận động. Trong các
trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển
phương tiện gây tai nạn.
Bằng các thực nghiệm khoa học, người ta nhận thấy, chỉ cần nồng
độ cồn trong máu đạt 50 mg/100 ml, con người đã không còn khả năng điều khiển
chính xác một số động tác khi tham giao thông.
Khi nồng độ cồn bắt đầu vượt ngưỡng từ 50 mg/100 ml trở lên,
nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện do hệ thần kinh bị suy giảm
khả năng điều phối chính xác.
Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79 mg/100 ml máu, nguy
cơ xảy ra tai nạn giao thông cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần.
Từ 80 mg/100ml máu trở lên, nồng độ cồn này đủ khả năng khiến
người điều khiển phương tiện giao thông mất kiểm soát và có thể gây ra những vụ
tai nạn giao thông nghiêm trọng.
0 Comments