Quảng Cáo

header ads

LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO MÌNH MỖI NGÀY?


Bình thường mọi nhiệm vụ và công việc đều được bạn hăng say hoàn thành, nhưng bây giờ, bạn chỉ mong xong nốt công việc để được trở về chiếc giường ấm áp – Tại sao lại thế? Câu trả lời nằm ở động lực của bạn.
Thời gian đầu, mục tiêu của bạn là mong được công nhận, được trả mức lương như mong muốn…rồi khi đạt được những điều đó, bạn không còn động lực nào khác nữa và cảm thấy…chán.
Đừng lo bởi bạn cũng không phải là người duy nhất trải qua trạng thái này, vậy phải làm thế nào để vực dậy động lực cho chính mình?
1. Đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của bản thân
Thỉnh thoảng, niềm động lực dành cho bạn chỉ đơn giản là nghĩ về những người nhận được dịch vụ của mình. Nếu bạn có thể nghĩ được rằng công việc của mình đang khiến cuộc sống của ai đó tốt hơn, bạn sẽ tìm lại mục tiêu làm việc mỗi ngày. Larry Page từng nói về động lực của những nhân viên Google: “Nếu bạn biết mình đang thay đổi thế giới và tạo ra những điều tuyệt vời, bạn sẽ háo hức khi thức dậy mỗi buổi sáng.”
2. Hãy đánh giá công việc của mình tùy hoàn cảnh
Ngay cả những “công việc trong mơ” cũng có lúc khiến bạn thấy mệt mỏi. Những khi thấy chán nản và muốn bỏ cuộc, hãy nhớ về lí do vì sao bạn bắt đầu, tìm lại động lực hoặc hứng thú trước đây. Nếu không, hãy tự đặt câu hỏi để tìm ra những mục tiêu mới – Bạn muốn là ai trong 3 tháng tới? 6 tháng tiếp theo bạn muốn mình đạt mức lương bao nhiêu?...
3. Thoát ra khỏi vùng an toàn
Thỉnh thoảng, cảm giác thiếu động lực xuất phát từ việc bạn chưa khai thác hết năng lực của mình. Hãy thử những điều mới lạ để bước ra khỏi vùng an toàn cố hữu.
“Tôi nghĩ đó là cách mà bạn trưởng thành”. Marissa Mayer, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Yahoo, đã nói: “Ở những khoảnh khắc tôi nghĩ rằng mình không chắc có thể làm được việc nào đó không, tôi sẽ bắt tay vào thực hiện chúng, đó là những thời khắc đột phá. Thỉnh thoảng, chúng là dấu hiệu cho một điều tuyệt vời sắp xảy ra. Bạn sẽ có cơ hội trưởng thành và học hỏi rất nhiều.”
4. Bình thản tiếp nhận những lời chỉ trích
Sau khi hoàn thành công việc, ai cũng muốn được nhìn nhận khả năng hoặc tán thưởng thành quả sau những công sức đã bỏ ra. Tuy vậy, đôi lúc, bạn sẽ chỉ nhận về những lời phê bình hoặc chỉ trích, từ sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng. Thay vì giữ lấy cảm xúc tiêu cực hay tự trách móc bản thân, hãy học cách đón nhận chúng và biến chúng thành “đòn bẩy” để nâng cao kĩ năng của mình.
“Ở một số thời điểm, bạn sẽ phải làm việc cùng những người khiến bạn thấy bất an. Điều này là cần thiết, vì nó chứng tỏ bạn đang làm việc với những người giỏi hơn và có thể thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Nếu luôn thấy an toàn với vị trí công việc của mình, chứng tỏ bạn đang nằm trong vùng an toàn và không tìm thấy động lực cho mình.”
5. Biết cách tán thưởng bản thân và những người xung quanh
Hãy cho bản thân một điều gì đó để mong chờ mỗi ngày. Tùy thuộc vào mục tiêu đề ra mà bạn tìm một “phần quà” xứng đáng để thưởng cho bản thân sau khi đạt được những mục tiêu ngắn hạn, như một chuyến du lịch ngắn ngày hoặc chỉ đơn giản là một cốc cà phê sữa nóng ấm và buổi tối cuối tuần không-làm-gì-cả… Những món quà, dù lớn hay nhỏ, đều giúp bạn có cảm giác thỏa mãn và có thêm động lực trên đường chinh phục mục tiêu dài hạn.
Không chỉ áp dụng cho chính mình, bạn cũng có thể dùng cách này để tiếp thêm động lực cho những người xung quanh. Bạn có thể tặng hoa hoặc một tấm thiệp nho nhỏ chúc mừng chị đồng nghiệp vừa được đề bạt, hoặc chỉ đơn giản là một lời công nhận sự cố gắng của người vừa hoàn thành một dự án lớn…
6. Biết cảm ơn cuộc đời
Hai từ “cảm ơn” có sức mạnh hơn bạn nghĩ. Dù cho sự giúp đỡ bạn nhận được có nhỏ bé đến đâu, hãy luôn nói “cảm ơn” với thái độ chân thành và biết ơn. Chỉ với một câu nói “Này, anh đã làm rất tốt rồi, cố lên nhé” cũng sẽ khiến ngày làm việc của một người trở nên tươi sáng và vui vẻ hơn.
Đừng tiếp tục thức dậy với câu hỏi “Mình đi làm vì điều gì?” mà hãy bắt tay tìm ngay câu trả lời cho điều đó.

Post a Comment

0 Comments