Hãy tạo nên những
cảm xúc như ngạc nhiên hay thích thú
Nguyên tắc số 1: Sự Công nhận Xã hội ( Social
Currency )
Phải tìm được
điểm chú ý nội tại và khiến mọi người cảm
thấy mình là trong cuộc. .
Nguyên tắc số 2: Sự Kích hoạt ( Triggers )
Thiết kế SP và
ý tưởng được kích hoạt thường xuyên bởi
môi trường ( tín hiệu có sẵn )
Nguyên tắc số 3: Cảm xúc ( Emotion )
Khơi gợi đúng
loại cảm xúc, đôi khi kể cả các cảm xúc
tiêu cực cũng rất hữu ích.
Nguyên tắc số 4: Công khai ( Public )
“Monkey see, monkey do” (“Khỉ thấy là khỉ làm theo”) > cần khiến cho sản phẩm và ý tưởng trở nên
phổ biến hơn.
Nguyên tắc số 5: Giá trị Thực tế ( Practical Value )
Điều gì khiến một thứ có vẻ có lợi,
phải gói gọn kiến thức và chuyên môn để người khác có thể chuyển giao nó dễ dàng.
Nguyên tắc số 6: Những câu chuyện (Stories)
Con người không
chỉ chia sẻ thông tin, họ còn kể chuyện. Cần làm cho thông điệp gắn liền với
câu chuyện đến mức người ta không thể kể chuyện mà không có nó.
Con người chia sẻ những thứ khiến người khác đánh giá tốt về
họ
“Chia sẻ về bản
thân” theo chúng ta trong suốt cuộc đời ( = động lực, sẵn sàng bỏ qua tiền )
Chúng ta có những
phỏng đoán giống nhau vì các lựa chọn sẽ thể hiện bản sắc.
Những gì mọi
người nói cũng đồng thời ảnh hưởng tới
những gì người khác đánh giá về họ
Mọi người thích chia sẻ những thứ khiến họ thấy thú vị, thông minh, sành điệu
Nói về những thứ
đáng chú ý ( bất thường, phi thường, hoặc đáng
để nhận ra ) sẽ nhận được sự công nhận xa hội
Câu chuyện được
kể khác nhau tùy thuộc vào người lắng nghe
Một cách để gây
ngạc nhiên là phá bỏ một quy tắc mà
mọi người đã quen thuộc.
Các bí ẩn và vụ
việc gây tranh cãi cũng thường đáng
chú ý.
Nghĩ đến điều làm một thứ nổi bật ( USP )
Các thành tựu riêng biệt ( VIP, … ) thúc đẩy
ta làm nhiều hơn, nhất là khi chúng ta đã gần đạt được nó
Họ chọn đáp án
tệ hơn về mặt tuyệt đối, nhưng tốt hơn về mặt tương đối ( hơn người khác )
Để là người dẫn
đầu cần phải có một nhóm, và phải làm tốt hơn những người còn lại.
Sử
dụng sự hiếm và độc quyền để khiến
khách hàng cảm thấy mình là người trong cuộc.
Sự
độc quyền không chỉ gồm tiền bạc hay người nổi tiếng, nó còn có cả kiến thức ( biết những thông tin nhất định
hay có kết nối với những người biết chúng ). Nếu một thứ khó đạt được, người ta sẽ tự cho rằng nó đáng bỏ công sức để có.
Người
ta không cần được trả tiền để có động lực
Hãy
mang theo bút và giấy để viết lại tất cả những gì bạn nhắc đến
trong ngày. Bạn sẽ phải ngạc nhiên với các sản phẩm và ý tưởng mình nói tới
Chúng
ta không chỉ truyền đạt thông tin, mà còn nói lên điều gì đó về bản thân mình
Sự kích
hoạt cũng có thể diễn ra gián tiếp ( vd : bò – bơ, sữa …)
Những
địa điểm khác nhau có những Sự kích
hoạt khác nhau.
Nếu
thứ gì đó dễ được liên tưởng, nó thường
có liên quan tới tình huống hiện tại.
Các
hành vi được mong muốn xảy ra sau một khoảng dừng càng lâu, việc được kích hoạt
càng trở nên quan trọng
Kể
cả sự chú ý tiêu cực cũng hữu ích nếu
nó khiến cho sản phẩm và ý tưởng dễ được nghĩ tới đầu tiên ( vd : máy lọc nước
kangaroo …)
Các
sản phẩm và ý tưởng cũng có môi trường sống, hoặc các kích hoạt khiến mọi người
nghĩ về chúng.
Biến
nhược điểm thành ưu điểm: biến một thông tin của đối thủ thành yếu tố kích hoạt
của mình ( vd : Malboro …)
Một
dấu hiệu được gắn kết với càng nhiều thứ, thì các kết nối đó sẽ càng yếu ( màu
sắc…)
Khi
chúng ta quan tâm, chúng ta sẽ chia sẻ.
Có
hai lý do khiến người ta chia sẻ một thứ là vì thứ đó thú vị hoặc hữu ích (sống
lâu, hạnh phúc hơn, phương pháp giáo dục )
Kinh ngạc là một cảm
xúc phức tạp thường liên quan tới sự bất
ngờ, không dự đoán trước hay bí ẩn.
Nhấn
mạnh vào những điểm chung và nhắc nhở
chúng ta rằng mình giống nhau những gì
Các
bài báo tích cực có nhiều khả năng
được chia sẻ hơn các bài báo tiêu cực.
Bực tức và lo lắng có tính khơi gợi cao, Khi cảm
thấy hứng thú chúng ta sẽ làm gì đó thay vì ngồi yên. Khi bị kinh ngạc chúng ta
sẽ muốn kể cho người khác chuyện gì đã xảy ra.
Cũng
giống những thứ truyền cảm hứng, hay khiến ta nổi giận, nội dung hài hước được chia sẻ vì sự thích thú
là một cảm xúc khơi gợi cao.
Hãy
viết ra lý do “Tại sao bạn nghĩ người ta
lại làm một điều gì đó ?”, sau đó lặp lại 3 lần “Tại sao điều này lại quan trọng?”
Bất
cứ hình thức khơi gợi nào, dù cho từ nguồn cảm
xúc hay sinh lý ( vận động ), và
cả khơi gợi từ tình huống (thay vì từ
bản thân nội dung) đều có thể làm tăng sự
lan truyền.
Hiệu
ứng làm tăng nhịp tim cũng đọng lại
và khiến người ta dễ nói về những quảng cáo giữa chương trình hơn ( cao trào…)
Nên
làm một thứ có thể khiến người ta xúc động. Mọi người không muốn cảm thấy như
mình đang bị chỉ bảo điều gì – họ muốn
được giải trí, họ muốn được thuyết
phục.
Mọi
người thường bắt chước những người xung
quanh họ, vì sự lựa chọn của những người khác cung cấp thông tin.
Hành
vi có tính cộng đồng, còn suy nghĩ thì có tính riêng tư, tất cả mọi
người đều có chung suy
nghĩ ( nghĩ người khác cũng vậy…)
Không
ai thấy một tín hiệu nào cho thấy người khác không hiểu, vì vậy họ giữ sự ngờ vực
cho riêng mình. Người ta chỉ có thể bắt
chước khi họ thấy những gì người
khác đang làm
Những
thứ dễ nhận thấy cũng dễ được đưa ra thảo luận hơn
Thiết
kế các ý tưởng có thể tự quảng bá
cho chúng ( hotmail…)
Hình
dạng, âm thanh và một số tính chất đặc trưng khác có thể khiến sản phẩm tự quảng
cáo
Vàng
là một màu gần như hiếm thấy, và nó rất nổi bật
Dư
tác hành vi là những dấu hiệu, dấu vết có thể nắm bắt được mà hầu hết các hành
động hay hành vi để lại sau khi chúng bắt đầu, dư tác hành vi này giúp cung cấp
các bằng chứng xã hội cho thương hiệu.
Khuyến
khích mọi người “like”
Càng
nhiều người cùng làm một việc, người
ta càng dễ cho rằng việc đó là đúng đắn hoặc bình thường, và là việc họ cũng nên làm.
Nếu
bạn muốn người khác không làm gì, đừng nói với họ rằng bạn bè họ đang
làm điều đó.
Biến
thứ công khai thành riêng tư khiến hành vi của những người khác khó quan
sát hơn.
Tập trung vào hiệu ứng tích cực thay vì tập trung vào
việc người khác làm
Mọi
người chia sẻ những thông tin có giá trị thực tế để giúp những người khác.
Chia
sẻ những điều hữu ích còn củng cố những mối quan hệ xã hội
Mọi
người thích (và chia sẻ) những thứ giảm giá nhiều hơn những thứ giảm giá ít (mức
giá cuối cùng?)
Mọi
người không đánh giá mọi thứ trong điều kiện tuyệt đối. Họ đánh giá chúng dựa
theo một tiêu chuẩn so sánh, hay là “điểm
tham chiếu” ( ngày xưa thì ntn…)
Đặt
một điểm tham chiếu cao hơn khiến cho phương án đầu tiên có vẻ tốt hơn, cho dù
giá cuối cùng của nó vẫn cao hơn ( nâng giá lên rồi giảm …)
Mọi
người thích trả ít hơn, vì thế việc giảm giá khiến cho các mặt hàng trở nên được
ưa chuộng hơn ( giá thông thường # giá bán )
Giảm bớt sự nhạy cảm phản ánh một điều rằng sự thay đổi tương tự có tác động nhỏ hơn đối
với điểm tham chiếu ở xa hơn ( đi xa ngại dù giá giảm như nhau…)
Tình
trạng khan hiếm và tính độc quyền khiến cho các mặt hàng trở
nên giá trị hơn. Nhưng nếu một sản phẩm luôn
giảm giá thì mọi người bắt đầu điều chỉnh lại kỳ vọng của họ
Một
khoản chiết khấu nên tính theo phần trăm hay số tiền phụ thuộc vào giá ban đầu
của nó. Những SP có mức giá thấp mức giá chiết khấu nghe có vẻ nhiều hơn nếu
như nó được tính theo phần trăm và ngược lại.
Rất
khó để nói về những thứ mà bạn không thể nhìn thấy.
Nội
dung hẹp hơn có thể có nhiều khả năng được chia sẻ hơn, bởi nó gợi nhắc về một người bạn cụ thể ( thành
viên gia đình…) và khiến cho họ cảm thấy
cần thiết phải chia sẻ nó.
Chúng
ta vẫn có xu hướng thích kể chuyện ( thông tin theo đó cũng được tiếp nhận )
Mọi
người có xu hướng thêm thắt tình tiết
vào câu chuyện dù điều đó là không cần thiết
Những
câu chuyện thường nhật cũng ẩn chứa
thông tin.
Chúng
ta rất dễ bị cuốn vào câu chuyện về những gì đã xảy ra với ai đó, nên chúng ta
không nhận thức được phải phản đối ( ít có khả năng lập luận )
Sự
lan truyền có giá trị nhất khi thương hiệu hay lợi ích sản phẩm được gắn vào
câu chuyện
*Sự Công nhận Xã hội
Liệu
việc nói về sản phẩm hay ý tưởng của bạn có khiến mọi người trở nên tuyệt vời
hơn trước những người khác? Bạn có thể tìm ra điểm đáng chú ý đến từ nội lực
bên trong? Đã có lực đẩy từ cơ chế trò chơi? Khiến cho mọi người cảm thấy như
là người trong cuộc?
*Sự Kích hoạt
Xem
xét bối cảnh. Tín hiệu nào khiến mọi người nghĩ về sản phẩm hoặc ý tưởng của bạn?
Bạn có thể phát triển môi trường cho các ý tưởng và khiến cho ý tưởng xuất hiện
thường xuyên hơn trong tâm trí mọi người bằng cách nào?
*Cảm xúc
Tập
trung vào cảm xúc. Liệu nói về sản phẩm hoặc ý tưởng của bạn có tạo ra cảm xúc không?
Bạn có thể thắp lên ngọn lửa trong họ bằng cách nào?
*Công khai
Sản
phẩm hay ý tưởng của bạn có thể tự quảng bá cho chúng không? Mọi người có thể
nhìn thấy người khác đang dùng sản phẩm của bạn không? Nếu không, bằng cách nào
bạn có thể khiến sự riêng tư được công khai? Bạn có thể tạo ra những dư tác của
hành vi mà sẽ tồn tại ngay cả khi mọi người đã sử dụng các sản phẩm?
*Giá trị Thực tế
Liệu
nói về sản phẩm hay ý kiến của bạn có giúp đỡ người khác không? Bằng cách nào bạn
có thể nêu bật giá trị đáng kinh ngạc, tổng hợp kiến thức và chuyên môn của
mình vào thông tin hữu ích mà người khác sẽ muốn lan truyền?
*Những câu chuyện
Chú
ngựa thành Troy của bạn là gì? Sản phẩm hay ý tưởng của bạn có được đưa vào một
câu chuyện phổ thông mà mọi người muốn chia sẻ không? Liệu câu chuyện không chỉ
có tính lan tỏa mà còn có giá trị hay không?
0 Comments