Tại Việt Nam, “đạo đức kinh doanh” có một tính chất dị biệt so với của Nhật. Nhiều công ty kinh doanh bằng cái tâm trong sáng nhưng không muốn được biết đến vì sợ sẽ bị xoi mói, xin đểu nên "chỉ muốn yên ổn làm ăn". "Tôi sợ nổi tiếng quá thì phải đón nhiều đoàn ‘thanh cha, thanh mẹ, thanh dì’, họ mà thường xuyên hỏi thăm thì rất dễ làm doanh nghiệp mình bị biến chất, không còn tử tế đúng nghĩa, cho dù mình rất muốn".
Một ví dụ không hiếm ở Việt Nam : doanh nghiệp "sân sau", doanh nghiệp tư bản thân hữu, phục vụ nhóm lợi ích nào đó (mà không phải nhân dân). Họ là những doanh nghiệp không chân chính ngay từ trong nhận thức và tư duy của những người lập ra chúng. Vì không được xây dựng trên nền tảng đạo đức, những công ty đó rất khó, hay là không thể, trở thành những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.
Một trong những doanh nhân hiện đại triệt để thực hành đạo đức
kinh doanh và rất thành công trên thương trường là Yvon Chouinard. Với triết lý
kinh doanh "không khuyến khích tiêu dùng" để hạn chế tác động xấu tới
môi trường và xã hội, ông nhắc đi nhắc lại rằng khi bỏ tiền ra mua sản phẩm hãy
sửa chữa, tái sử dụng, tái chế thứ đang có đến khi không dùng được nữa. Yvon
cho rằng một khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt đến cảnh giới hoàn
hảo thì lợi nhuận sẽ tự đến mà không phải mong cầu.
"Yvon
kêu gọi điều tử tế cho xã hội suy cho cùng là tạo PHƯỚC ĐỨC cho chính bản thân mình
được hưởng lâu dài. Các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực liên tục mới được gia
công hàng cho ông ấy".
Không ai chọn được nơi mình sinh ra, nhưng có thể chọn cho mình
cách sống. Cũng như câu nói này, doanh nhân có thể chọn giá trị cốt lõi cho
doanh nghiệp mình. Thực hành kinh doanh tử tế cũng như đem hạt giống tốt vùi
trong lòng đất ẩm, sớm muộn cũng có ngày hưởng hoa trái ngọt lành.
Nguồn : VnExpress